Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc thực hiện Luật thuế TNCN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhƣ:
2.3.2.1 Công tác quản lý đối tượng chịu thuế chưa chặt chẽ
Thực tế cho thấy, hiện nay chúng ta chƣa kiểm soát đƣợc mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân do nguồn hình thành TNCN quá đa dạng và phức tạp. Hệ thống quản lý dữ liệu của ngành thuế chƣa quản lý đƣợc tổng thu nhập của cá nhân đó để tính thuế TNCN trong công tác quản lý nói chung và công tác thanh kiểm tra nói riêng. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập; nhƣng đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tƣợng ca sỹ, nghệ sỹ, giáo viên, luật sƣ, ngƣời nƣớc ngoài... thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát đƣợc một cách chính xác.
69
Trong thời gian qua, với sự kêu gọi đầu tƣ của tỉnh Lâm Đồng, các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đóng góp một phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, giúp địa phƣơng bƣớc đầu tiếp cận đƣợc với khoa học công nghệ, các giống cây trồng mới có năng suất, chất lƣợng cao hơn, nâng cao cơ hội hội nhập với thị trƣờng quốc tế. Về mặt xã hội thì các nguồn vốn ấy phần nào đã đem lại bộ mặt mới ở nông thôn về cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao kinh nghiệm, trình độ quản lý, giải quyết một bộ phận ngƣời lao động có việc làm, trở thành một ngành sản xuất hàng hoá và mở rộng xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng, thu về một lƣợng ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên các DN này nằm trong những vùng sâu, vùng xa nên việc thanh toán lƣơng cho ngƣời lao động chủ yếu bằng tiền mặt, các thành viên trong Hội đồng quản trị, trong Ban giám đốc có thêm phần thu nhập từ nƣớc ngoài không tự giác kê khai.
Việc chuyển đổi vốn góp và chuyển đổi các thành viên trong ban Hội đồng quản trị, ban giám đốc DN không khai báo do đó việc thu thuế đối với hoạt động chuyển nhƣợng vốn không kịp thời, chỉ khi đi kiểm tra tại đơn vị mới phát hiện ra. Mặc khác một số DN tự giác khai báo nhƣng số tiền chuyển nhƣợng bằng số vốn góp ban đầu nên không thu đƣợc thuế, các thành viên chuyển nhƣợng với nhau thƣờng có mối quan hệ từ bên nƣớc ngoài, khoản chênh lệch thƣờng đƣợc trả bằng tiền mặt hoặc chuyển trả tại nƣớc ngoài, nên cơ quan thuế không có cơ sở để truy thu.
Đối với khối văn phòng đại diện thì tình trạng thất thu thuế còn diễn ra phổ biến hơn. Do thiếu căn cứ để xác định thu thập thực tế của cá nhân làm việc ở đây nhất là đối với các trƣởng đại diện là ngƣời nƣớc ngoài nhận lƣơng trực tiếp từ ngƣớc ngoài nên tình trạng thất thu thuế còn xảy ra khá phổ biến. Ngoài ra, một số cá nhân có thêm phần thu nhập ở nƣớc ngoài nhƣng rất khó kiểm soát đƣợc thực tế, bởi hiện nay quản lý thu nhập thêm đó chỉ có thể thông qua sự khai báo tự giác của cá nhân... Thực tế cho thấy, hiện có nhiều
70
văn phòng đại diện nƣớc ngoài né tránh việc kê khai nộp thuế, tiếp tay cho ngƣời có thu nhập cao trốn thuế TNCN.
Đối với các dự án thì chƣa quy định cụ thể về việc các dự án phải đăng ký kê khai nộp thuế khi đi vào hoạt động. Hiện nay, chỉ quản lý đƣợc trong quá trình kiểm tra hoặc các dự án có thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ, do dự án phải làm hồ sơ khấu trừ thuế nên buộc phải kê khai và nộp thuế TNCN.
Hiện nay, đại bộ phận CBCC nhà nƣớc vẫn phải đóng thuế TNCN nhƣng thực tế không phải thu nhập của các CBCC nhà nƣớc thấp mà lý do là chúng ta chƣa thực hiện công khai tài sản cá nhân của cán bộ để tính thuế thu nhập. Điều này sẽ dẫn tới hiện tƣợng tham nhũng gia tăng. Đây cũng là hạn chế của công tác quản lý thuế TNCN.
Việc thực hiện các quy trình quản lý thuế đã đƣợc các phòng, các Chi cục đã thực hiện, tuy nhiên công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, vì vậy có lúc, có nơi thực hiện chƣa đầy đủ các biện pháp công tác, chƣa tuân thủ đầy đủ các quy trình, vì vậy hạn chế đến chất lƣợng công tác quản lý thuế.
Các Phòng, các Chi cục Thuế đã phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý các vƣớng mắc, tồn tại trong công tác quản lý thuế, tuy nhiên có lúc, có nơi chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế.
2.3.2.2 Quy trình quản lý còn nhiều bất cập
Công tác cải cách, hiện đại hoá đã đạt đƣợc nhiều kết quả, tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn một số hạn chế:
- Một số ngành phối hợp chƣa thật sự tốt với cơ quan thuế trong công tác cải cách hành chính, chƣa áp dụng công nghệ mới trong công tác quản lý thuế nên việc thực hiện đại hoá trên địa bàn không đồng bộ, hạn chế đến chất lƣợng.
71
- Trang thiết bị tin học chƣa đầy đủ, đồng bộ do vậy việc truyền, nhận dữ liệu gặp nhiều khó khăn.
- Chƣơng trình ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế TNCN còn bị lỗi, chƣa hỗ trợ đƣợc kịp thời tất cả các yêu cầu của ngƣời dùng tại các đơn vị. Hệ thống CNTT chƣa theo dõi số thuế TNCN đã khấu trừ đối với từng ngƣời lao động trong từng kỳ kế toán và chỉ theo dõi số thuế TNCN đã khấu trừ với từng ngƣời lao động khi quyết toán thuế năm.
- Nguồn nhân lực CNTT của ngành thuế còn thiếu và yếu.
Thực tế hiện nay cho thấy rằng chế độ sử dụng và lƣu giữ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán còn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi, minh bạch và công khai ở cấp độ cá nhân, hộ kinh doanh. Mặc dù thực tế có quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế, NNT và các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhƣng trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề vƣợt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan thuế, đặc biệt là vấn đề xác định thu nhập, quyền định đoạt tài sản, thu hồi giấy phép kinh doanh trong trƣờng hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Do đó, trên thực tế, chính sách thuế đối với thu nhập của cá nhân hiện hành nhìn chung còn chƣa phát huy đƣợc vai trò vốn có của nó trong việc tham gia quản lý và kiểm soát thu nhập của các cá nhân trong xã hội.
2.3.2.3 Hiện tượng vi phạm luật thuế của cán bộ ngành thuế còn phổ biến
Bộ máy Cục Thuế đƣợc tổ chức theo đối tƣợng nên mối quan hệ tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ quản lý và DN từ đó dẫn đến tiêu cực, tình trạng hối lộ cán bộ thuế dẫn đến thất thoát cho NSNN. Các phòng kiểm tra vừa có nhiệm vụ quản lý đôn đốc thu, vừa tham gia thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế, vừa hƣớng dẫn giải đáp cho ĐTNT dễ dẫn đến tình trạng không khách quan.
Vẫn còn hiện tƣợng cán bộ vi phạm kỷ luật (nhất là kỷ luật lao động nhƣ đi muộn, về sớm), vẫn còn những kêu ca phàn nàn của NNT đối với cán bộ thuế,
72
cá biệt có công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, chƣa giải quyết kịp thời các thủ tục và giải đáp các vƣớng mắc về thuế cho NNT, có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, ứng xử chƣa văn minh, lịch sự, gây khó khăn bức xúc cho NNT.
Năng lực trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra còn hạn chế, việc nghiên cứu xây dựng kỹ năng thanh tra cũng nhƣ tổng kết, đánh giá sát sao bài học kinh nghiệm để góp phần xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra còn thiếu và yếu.
2.3.2.4 Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT chưa đạt hiệu quả cao
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở Cục Thuế Lâm Đồng đƣợc tổ chức từ Văn phòng Cục đến các Chi cục Thuế nhƣng hiệu quả còn hạn chế. Cục Thuế Lâm Đồng nói riêng và ngành thuế Việt Nam hiện nay cũng đã xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục thuế sâu rộng tuy nhiên mới chỉ mang tính chất phong trào, chƣa thƣờng xuyên. Công tác hỗ trợ ĐTNT còn nghèo nàn, rời rạc, phân tán. Chức năng hỗ trợ hƣớng dẫn NNT còn chƣa đƣợc phân định rõ ràng trong cơ quan thuế giữa phòng Tuyên truyền hỗ trợ và các phòng kiểm tra. Nội dung hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số lƣợng rất hạn chế các văn bản hƣớng dẫn, chƣa có điều tra, khảo sát, phân tích nhu cầu của ĐTNT theo nhu cầu của đối tƣợng. Cán bộ làm công tác hỗ trợ còn chƣa có kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hỗ trợ ĐTNT.
Là một tỉnh nhỏ, nguồn nhân lực về tài chính - kế toán trình độ lạc hậu hoặc đội ngũ những ngƣời là kế toán chƣa có kinh nghiệm, không đƣợc đào tạo bài bản nên việc thực hiện chứng từ, sổ sách và hạch toán kế toán một số doanh nghiệp nhất là DN Ngoài quốc doanh chƣa đầy đủ, đúng chế độ kế toán dẫn đến việc tính toán kê khai không chính xác. Phòng Tuyên truyền hổ trợ chƣa thực hiện hổ trợ những đối tƣợng này nhƣ mở lớp tập huấn về chế độ kế toán, chính sách pháp luật... chỉ mới đơn thuần tập huấn giới thiệu chính sách thuế mới, trả lời những vƣớng mắc của DN.
73
Đối với thu nhập của cá nhân không ký hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, việc khấu trừ ngay các lần chi trả thu nhập trên 500.000 đồng (nay là 1.000.000 đồng) gặp khó khăn và gây phản ứng của NNT cũng là lỗi do công tác tuyên truyền chƣa đến với ngƣời lao động.
2.3.2.5 Hoạt động thanh tra thuế chưa đạt hiệu quả cao
Công tác thanh tra thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng vẫn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và hiệu quả còn thấp. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN chƣa đƣợc đặt đúng vị trí, chất lƣợng còn hạn chế, phƣơng pháp kỹ thuật thanh tra, kiểm tra còn lạc hậu. Đối tƣợng thanh tra, kiểm tra thuế mới chỉ là các DN, còn các cá nhân có thu nhập thì chƣa phải là đối tƣợng của công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra thuế TNCN chủ yếu đƣợc kết hợp với thanh tra quyết toán thuế của DN, do đó chỉ mới giám sát đƣợc ngƣời có thu nhập tại một nơi trong phần liên quan tới chi phí hợp lý của DN. Việc ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra thuế TNCN còn rất hạn chế, hệ thống thông tin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tra cứu thông tin tổng thể về NNT, do đó những ngƣời có thu nhập ở nhiều nơi thì khó kiểm soát và phát hiện.
Trình độ cán bộ thanh tra còn hạn chế không kịp thời với những hành vi trốn thuế tinh vi nhƣ hiện nay.
Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế vẫn thực hiện theo phƣơng pháp thủ công truyền thống, sự trợ giúp của CNTT ở mức độ thấp, số hồ sơ phát hiện có sai sót qua kiểm tra ít, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế còn mang tính hình thức (Phòng Quản lý thuế TNCN chỉ có 06 cán bộ nên một cán bộ phải theo dõi quá nhiều DN nên kết quả kiểm tra giám sát còn hạn chế), việc phân loại theo đối tƣợng, theo loại hồ sơ, theo nội dung thƣờng xuyên có sai sót để tập trung nguồn lực kiểm tra chƣa thực hiện đƣợc. Chỉ kết hợp kiểm tra với các phòng Kiểm tra, Thanh tra thuế chƣa có chƣơng trình kế hoạch kiểm tra riêng của phòng, công tác kiểm tra tại trụ sở NNT còn quá
74
thấp so với số lƣợng NNT phải kiểm tra, việc thu số thuế tăng thêm sau khi kết thúc kiểm tra còn thấp.
Tỷ lệ ĐTNT đƣợc thanh tra, kiểm tra là tƣơng đối thấp. Hoạt động thanh tra chƣa tập trung vào các đối tƣợng có gian lận, vi phạm đƣợc đánh giá cao.