Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 28)

1.2.1.1 Chính sách kinh tế vĩ mô và điều kiện kinh tế của mỗi nước

Ở các nƣớc đang phát triển, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc có những tác động quan trọng đối với công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý thuế TNCN nói riêng. Cụ thể, các giải pháp tăng cƣờng quản lý kinh tế - xã hội nhƣ các giải pháp tăng cƣờng quản lý, giám sát hoạt động đầu tƣ, hoạt động của thị trƣờng chứng khoán; các quy định công khai tài sản thông qua việc kê khai thu nhập; các giải pháp tăng cƣờng thanh toán không dùng tiền mặt trong nên kinh tế…có tác động tích cực trong việc quản lý và giám sát thu nhập, và do đó, tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý thuế TNCN.

Điều kiện kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động quản lý thuế TNCN. Nhƣ đã biết, thuế TNCN đánh trực tiếp vào thu nhập của mỗi cá nhân. Ở các nƣớc phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nên thuế TNCN chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách. Điều đó đồng nghĩa với việc ngƣời dân số trong điều kiện đầy đủ, mức sống cao sẽ có khả năng đóng thuế TNCN cao hơn.

23

Các văn bản pháp quy về thuế là cơ sở pháp lý để hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ về thuế và là căn cứ để kiểm tra, xử phạt những trƣờng hợp vi phạm. Đặc biệt đối với thuế TNCN, loại thuế có tác động rất lớn đến các ĐTNT thì hệ thống văn bản pháp quy càng đòi hỏi phải chặt chẽ và hoàn chỉnh.

Cơ quan quản lý làm việc có hiệu quả, luật pháp đƣợc thực hiện nghiêm minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi. Các ĐTNT cũng nhƣ cơ quan thu thuế sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họ biết rằng khi vi phạm họ nếu bị phát hiện sẽ không tránh khỏi những hình phạt. Nhƣ vậy, công tác quản lý thuế TNCN sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao.

1.2.1.3 Phương thức thanh toán và ý thức trong dân cư

Phƣơng pháp thanh toán chủ yếu trong dân cƣ ảnh hƣởng lớn tới khâu quản lý thu thuế và thanh, kiểm tra thuế. Nếu nhƣ các khoản thu nhập đƣợc thanh toán qua hệ thống ngân hàng dƣới hình thức tài khoản cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế có thể áp dụng phƣơng pháp thu thuế TNCN thông qua hệ thống ngân hàng, điều này vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của ĐTNT. Còn nếu các khoản thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt sẽ gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định chính xác mức thu nhập của từng ĐTNT. Điều đó dẫn tới việc tính thuế không chính xác, kết quả là không thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN.

Bên cạnh đó trình độ hiểu biết của dân cƣ về thuế TNCN là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động quản lý thuế TNCN. Nếu ngƣời dân nắm đƣợc chính sách thuế, có ý thức tuân thủ pháp luật thuế và

24

thực hiện theo các yêu cầu đã đặt ra sẽ giúp công tác quản lý thuế của cơ quan thuế trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

1.2.1.4 Cơ sở vật chất của ngành thuế

Nhân tố này có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới công tác quản lý chịu thuế TNCN. Những quy định trong chính sách về ĐTNT, thu nhập chịu thuế (rộng hay hẹp), phƣơng pháp kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế….phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế. Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của ngành thuế. Một hệ thống thu thuế đƣợc kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dự liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bƣớc đầu tƣơng đối lớn, nhƣng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dự liệu theo kiểu thủ công.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 28)