Bài học kinh nghiệm phù hợp áp dụng cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 37)

Việc kê khai thuế thƣờng đƣợc thực hiện theo năm dƣơng lịch với các mẫu khác nhau cho các đối tƣợng khác nhau và thời hạn nộp tờ khai thuế thƣờng đƣợc kéo dài ba tháng.

Hầu hết các nƣớc đều chia việc kê khai nộp thuế theo đối tƣợng thƣờng trú hoặc không thƣờng trú. Đối với đối tƣợng thƣờng trú, việc kê khai thuế TNCN đƣợc thực hiện theo năm tài chính, thƣờng là năm dƣơng lịch. Đối với đối tƣợng không thƣờng trú, việc kê khai thuế đƣợc thực hiện ngay khi có phát sinh thu nhập hoặc áp dụng biện pháp khấu trừ tại nguồn mà các cá nhân không cần phải kê khai.

Một kinh nghiệm nữa có thể nhận thấy ở tất cả các quốc gia, đó là tờ khai thuế TNCN có nhiều mẫu khác nhau cho từng đối tƣợng khác nhau nhƣ đối tƣợng có thu nhập từ làm công ăn lƣơng, từ kinh doanh… và việc kê khai thuế qua mạng ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển.

Thông thƣờng, thời hạn nộp tờ khai thuế thƣờng đƣợc kéo dài 3 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính, hầu hết là thƣờng trƣớc ngày 31/3 hàng năm đối với các nƣớc có năm tài chính trùng với năm dƣơng lịch. Nhƣ vậy, việc kê khai thuế theo năm dƣơng lịch là hợp lý. Ở nƣớc ta, do có phong tục nghỉ Tết âm lịch, thƣờng là đầu tháng 2 dƣơng lịch nên thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế kéo dài đến 31/3 là hợp lý để các cá nhân có thời gian chuẩn bị và kê khai.

Về phƣơng pháp quản lý thu: hầu hết các nƣớc đều kết hợp áp dụng phƣơng pháp khấu trừ tại nguồn và nộp thuế trực tiếp. Với phƣơng pháp khấu

32

trừ tại nguồn, việc khấu trừ tạm nộp thuế hàng tháng, sau đó cuối năm quyết toán thuế đƣợc xem là một biện pháp thuận lợi và hợp lý, tuy nhiên với phƣơng pháp nộp thuế trực tiếp, việc tạm nộp hàng tháng có thể gây mất thời gian cho đối tƣợng nộp. Vì vậy, chƣơng trình GIRO mà Singapore hiện đang áp dụng cũng rất đáng kể chúng ta quan tâm và vận dụng tạm nộp hàng tháng cuối năm quyết toán sẽ nộp nốt số còn lại hoặc đƣợc hoàn lại nếu nộp thừa.

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp phân tích rủi ro và có một bộ phận chuyên biệt thực hiện công việc này: Đối với thuế TNCN, công tác thanh tra, kiểm tra là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do đặc thù của sắc thuế này là số lƣợng ĐTNT rất lớn nên việc áp dụng cách thức thanh tra thuế cho tất cả các đối tƣợng là khó có thể thực hiện. Vì vậy, việc lựa chọn đối tƣợng thanh tra dựa trên phƣơng pháp phân tích rủi ro nhƣ Hà Lan hiện đang thực hiện là phƣơng pháp đúng đắn và có thể nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra. Tuy nhiên, công tác thanh tra cũng cần đi liền với các biện pháp xử phạt công minh thì quản lý thuế mới đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình kết hợp và việc bố trí cán bộ đƣợc thực hiện theo mức độ phức tạp của công việc:

Một bộ máy đƣợc phân chia theo chức năng sẽ là lựa chọn tốt nhất trong cơ chế các ĐTNT tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế. Tuy nhiên, do đặc thù số lƣợng ĐTNT TNCN rất lớn, nội dung quản lý phức tạp, đòi hỏi phải có mức độ chuyên sâu nhất định nên có thể một mô hình tổ chức quản lý theo chức năng ở cấp Trung Ƣơng và tỉnh / TP kết hợp với mô hình quản lý theo sắc thuế ở các cấp quản lý thấp hơn sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho công tác quản lý thuế TNCN. Bên cạnh đó, việc bố trí cán bộ theo mức độ phức tạp của công việc tƣơng ứng với mức lƣơng, thƣởng tƣơng xứng cũng là một giải pháp rất hiệu quả trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý.

33

Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ ĐTNT cần đƣợc mở rộng thông qua các đại lý thuế nhƣng cũng cần có các chƣơng trình hỗ trợ tự nguyện.

Trong cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp, ĐTNT hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc tính toán và kê khai thuế của mình. Do đó, dịch vụ hỗ trợ ĐTNT cần đƣợc coi là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên của công tác hoạt động của cơ quan thuế nhƣ ở Mỹ, hoặc có thể đƣợc cung cấp thông qua các công ty tƣ vấn thuế, một hình thức hỗ trợ ĐTNT có thể đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động của cơ quan thuế nhƣ ở Mỹ, hoặc có thể đƣợc cung cấp thông qua các công ty tƣ vấn thuế, một hình thức hỗ trợ ĐTNT có thu phí.

Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát thu nhập là hết sức quan trọng và cần thiết. Muốn kiểm soát đƣợc tờ khai thuế TNCN cần phải nắm đƣợc các thông tin về nguồn thu nhập và việc miễn trừ gia cảnh. Vì vậy, các thông tin từ ngân hàng, từ các cơ quan đăng ký nhân khẩu nhƣ công an, UBND là hết sức hữu ích. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây là phải có những quy định mang tính pháp lý bắt buộc trong việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan. Thực tiễn của Hà Lan trong vấn đề này là một kinh nghiệm rất đáng để chúng ta tham khảo.

Qua tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc về thuế TNCN cho thấy thuế TNCN, mặc dù là nguồn thu quan trọng của NSNN nhƣng là một sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng, đụng chạm đến lợi ích kinh tế của từng cá nhân trong xã hội. Do vậy, việc áp dụng, thực hiện và quản lý cần phải quan tâm, định hƣớng chính sách phù hợp để tạo thuận lợi cho NNT và công tác quản lý thuế.

34

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 37)