Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 30)

1.2.2.1 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các khâu của công tác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới tổ chức bộ máy quản lý thuế, thanh tra, kiểm thuế.

Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo những mục tiêu của công tác quản lý thuế TNCN thì đội ngũ cán bộ thuế ở tầm hoạch định chính sách cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng nhƣ lý thuyết liên quan đến thuế, kinh tế vĩ mô và quản lý nhà nƣớc…và phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với công việc.

25

Một đội ngũ cán bộ thuế có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt mới có đủ khả năng làm một tuyên truyền giỏi và nhiệt huyết về thuế, đồng thời không phạm phai sai lầm trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ cụ thể về tính thuế, quyết toán thuế….

Công tác thanh, kiểm tra thuế càng gần một đội ngũ cán bộ có trình độ cao và phẩm chất đạo đức tốt để đủ khả năng phát hiện những sai phạm và thái độ công minh, chính trực trong qua trình thanh, kiểm tra. Nhờ đó thanh, kiểm tra mới đạt đƣợc hiệu quả mong muốn.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo làm công tác tổ chức thiết lập nên bộ máy quản lý thuế phải có đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng một bộ máy phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội và có hiệu quả cao.

1.2.2.2 Bộ máy và quy trình quản lý thu TNCN

Là một bộ phận của hoạt động quản lý thuế nói chung, hoạt động quản lý thuế TNCN không phải là nhiệm vụ, chức năng của một phòng ban, đơn vị riêng lẻ mà là sự kết hợp đồng thời của các bộ phận trong quy trình thu thuế cũng nhƣ của phòng ban từ trên xuống dƣới. Quy trình quản lý thu thuế hợp lý, chặt chẽ, bộ máy quản lý hoạt động thống nhất, đồng bộ là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện tốt công tác quản lý thuế

1.2.2.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thuế

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thuế giúp ngƣời dân kịp thời cập nhật các thông tin, hiểu rõ các quy định và thực hiện chính sách thuế, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý thuế. Công tác này càng sâu rộng, ngƣời dân càng am hiểu kiến thức về thuế, từ đó hỗ trợ cán bộ thuế trong công tác quản lý. Ở các nƣớc có công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến kiến thức thuế rộng rãi và hiệu quả, ngƣời dân càng am hiểu kiến thức về thuế, từ đó hỗ trợ cán bộ thuế trong công tác quản lý, nhƣ vậy kích thích ý thức tự giác nộp thuế cho NSNN.

26

1.2 Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN trên thế giới và bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN trên thế giới

Nghiên cứu xu hƣớng quản lý thuế TNCN của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, học tập kinh nghiệm quốc tế để có thể tìm kiếm những kinh nghiệm cho việc quản lý thuế TNCN ở Việt Nam cho giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ sau này.

1.3.1.1 Về cơ cấu tổ chức

Tại Hà Lan: cơ cấu tổ chức theo chức năng đƣợc thực hiện ở cấp Trung Ƣơng. Đồng thời, ở cấp địa phƣơng, việc phân chia công việc đƣợc thực hiện theo loại thuế và số lƣợng ĐTNT đã có những tác động tích cực đối với công tác quản lý thuế nhƣ nâng cao tính hiệu quả, cải thiện khả năng kiểm tra, kiểm soát và tăng tính hiệu lực trong hoạt động của cơ quan thuế. Cụ thể, việc phân chia thành các bộ phận nhƣ kê khai tính thuế, quản lý thu nộp và thanh tra, kiểm tra ĐTNT ở cấp Trung Ƣơng sẽ làm tăng khả năng kiểm tra, kiểm soát. Trong khi đó, ở cấp vùng, cơ cấu tổ chức đƣợc phân chia theo sắc thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng và một đơn vị phụ trách các ĐTNT lớn. Cách phân chia công việc nhƣ vậy có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế do các chuyên gia thuế trong từng lĩnh vực có kiến thức chuyên sâu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra các tờ khai thuế và giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1.3.1.2 Tổ chức triển khai thực hiện luật thuế Các hình thức hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Có rất nhiều loại chƣơng trình cung cấp thông tin cho ĐTNT trên thế giới và Mỹ, Canada, Mexico là những quốc gia có rất nhiều những chƣơng trình nhƣ vậy. Trung tâm dịch vụ thuế quốc gia Mỹ (Internal Revenue Service - IRS) đã đƣa ra một cuốn sách dày 28 trang liệt kê danh sách các chƣơng trình đã thực hiện. Cùng với các chƣơng trình này, về dịch vụ hỗ trợ ĐTNT

27

còn đƣợc hiểu với quan điểm rộng hơn bao gồm cả việc cải thiện mẫu tờ khai cung cấp và hƣớng dẫn các vấn đề trong luật Thuế thông qua các bản tin về thuế và các bản tin cập nhật. Nó còn bao gồm cả những dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các tƣ vấn thuế cá nhân. Nhìn chung, việc hỗ trợ ĐTNT thƣờng có các hình thức sau: Xuất bản các loại sách về thuế; thông qua các phƣơng tiện truyền thông và thông qua các hình thức cung cấp thông tin cho ĐTNT.

Các hình thức truyền thông qua xuất bản và qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đƣợc sử dụng đồng thời và rộng rãi nhằm cung cấp các thông tin cho các ĐTNT. Có rất nhiều hình thức mà các ĐTNT có thể nhận đƣợc thông tin để thực hiện nghĩa vụ của mình: các chƣơng trình tự nguyện, chƣơng trình tuyên truyền hiểu biết, các buổi thảo luận về thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ cũng nhƣ đóng góp một phần không nhỏ trong việc hỗ trợ ĐTNT thực hiện nghĩa vụ của mình.

Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Ở Hà Lan, CNTT đóng góp một phần rất quan trọng trong quản lý thuế TNCN. Cơ quan thuế và Hải quan Hà Lan có một trung tâm CNTT (B/CICT Belastingdienst/Centrum for infirmatie – en Communicatie Technologie) một trong những trung tâm CNTT hiện đại và lớn nhất Hà Lan. Nhiệm vụ chính của Trung tâm này là phát triển, quản lý và điều khiển toàn bộ hệ thống máy tính mà hơn 31.000 nhân viên thuế đang sử dụng. Trung tâm hoạt động của 7 ngày trong tuần 24h/ngày, quản lý một số lƣợng lớn các thông tin khách hàng vào loại lớn nhất Châu Âu. Các thông tin này bao gồm toàn bộ các thông tin tài chính có liên quan đến hàng triệu cá nhân, kể cả các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ô tô cũng nhƣ công việc kinh doanh của họ.

Kê khai thuế

Xuất phát từ những quy định về chính sách thuế, những quy định về kê khai nộp thuế ở các nƣớc khác nhau thì thời gian kê khai và đơn vị tính thuế cũng khác nhau.

28

* Đối với đối tượng thường trú

Mọi cá nhân có thu nhập tại Thái Lan trong năm tính thuế đều phải có ý nghĩa vụ kê khai và nộp tờ khai thuế TNCN cho cơ quan Thuế chậm nhất vào ngày 31/3 hàng năm. Thuế đối với thu nhập từ định giá tài sản phải nộp ngay vào thời điểm kê khai thuế.

Tại Trung Quốc: tất cả các ĐTNT, bao gồm cả những đối tƣợng có thu nhập phát sinh trong nƣớc không thuộc diện nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ tại nguồn và những đối tƣợng nhận đƣợc thu nhập từ nƣớc ngoài phải thực hiện kê khai thuế TNCN hàng tháng và nộp các loại thuế có liên quan cho cơ quan thuế địa phƣơng. Tờ khai thuế phải đƣợc nộp cho cơ quan thuế trong vòng 7 ngày sau khi hết tháng. Các ĐTNT có thu nhập từ nƣớc ngoài phải kê khai và nộp thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc năm dƣơng lịch.

* Đối với đối tượng không cư trú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng nhƣ các đối tƣợng cƣ trú khác, hều hết các quốc gia đều quy định đối tƣợng không cƣ trú thuộc đối tƣợng chịu thuế TNCN cũng phải nộp tờ khai thuế TNCN cho cơ quan thuế. Mẫu tờ khai cho đối tƣợng không cƣ trú đƣợc thiết kế riêng trong đó có những tiêu thức xác định rõ thời gian và thu nhập phát sinh tại nơi không cƣ trú. Thời hạn nộp tờ khai thuế có thể là hàng tháng nhƣ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số quốc gia nhƣ Thái Lan lại quy định ngƣời không cƣ trú là ĐTNT khấu trừ tại nguồn không cần thiết phải kê khai TNCN trừ khi cơ quan thuế có yêu cầu. Nhƣ vậy, tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia mà quy định kê khai và nộp tờ khai thuế TNCN của các đối tƣợng không cƣ trú cũng khác nhau tuy nhiên, có một điểm chung là các quốc gia đều cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTNT mà vẫn đảm bảo thu đƣợc thuế của những đối tƣợng này.

29

Phƣơng thức quản lý thu nộp bao gồm 2 hình thức cơ bản đó là nộp trực tiếp và khấu trừ tại nguồn.

Tại Hà Lan, việc khấu trừ thuế tại nguồn đƣợc thực hiện với thuế thu nhập từ lƣơng và thu nhập từ cổ tức. Chỉ những cá nhân có thu nhập khác ngoài lƣơng nhƣ thu nhập từ lãi tiền gửi, thu nhập từ làm việc tại nhà phải kê khai thuế TNCN.

Tại Sigapore, ĐTNT có thể nộp tại cơ quan thuế dƣới hình thức tiền mặt, séc, mạng lƣới: ĐTNT cũng có thể nộp thuế tại bƣu điện, ngân hàng, hoặc các máy tự phục vụ... Tại Singapore hiện có phƣơng pháp nộp thuế trả dần trong 12 tháng mà không mất lãi, còn đƣợc gọi là chƣơng trình GIRO. Theo chƣơng trình này, tất cả các ĐTNT có tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi tại bất kỳ ngân hàng chính nào hoặc tại các công ty tài chính có tham gia vào hệ thống GIRO liên ngân hàng đều có thể đăng ký nộp thuế theo chƣơng trình này. Việc áp dụng chƣơng trình này đã giúp giảm bớt khối lƣợng công việc cho các cán bộ thuế, tiết kiệm thời gian và công sức kê khai, nộp thuế của các ĐTNT, số thuế đƣợc nộp vào NSNN một cách ổn định, thƣờng xuyên hơn. Đây thực sự là một phƣơng thức quản lý thu nộp tiên tiến và hiệu quả, không chỉ đƣợc áp dụng cho thuế TNCN mà còn có thể áp dụng đƣợc cho nhiều loại thuế khác nhƣ TNDN.

Thanh tra, kiểm tra thuế

Đối với tất cả các quốc gia, công tác quản lý chặt chẽ dựa trên việc điều tra, thanh tra đóng một vai trò không thể thiếu. Một hệ thống thanh tra, kiểm tra hiệu quả sẽ góp phần nâng cao tính tuân thủ của các ĐTNT mang lại hiệu quả cho công tác quản lý thuế.

Tại Hà Lan, các cá nhân có thể kê khai nộp tờ khai thuế của họ theo 2 cách: thông qua mạng Internet hoặc thông qua tờ khai trên giấy. Trong hầu hết các trƣờng hợp, tờ khai của cá nhân ĐTNT đƣợc xử lý ngay lập tức và đƣợc kiểm tra một cách tự động. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, cơ

30

quan thuế và Hải quan có thể mời cá nhân nào đó để làm rõ hơn các vấn đề trong tờ khai của họ. Công tác quản lý thuế ở Hà Lan có sự hỗ trợ của một trung tâm đầy quyền lực có tên FIOD-ECD (Fiscale Inlichtingen-en Opsporingsdienst en Ecinomische Controledienst) một trung tâm dịch vụ điều tra thuộc cơ quan Thuế và Hải quan, trung tâm này có các nhiệm vụ chính sau:

- Đấu tranh chống lại các hành vi gian lận kinh tế, tài chính và gian lận thuế thông qua các vụ kiện mang tính hình sự;

- Bảo vệ khách hàng;

- Đấu tranh chống lại các tội phạm có tính tổ chức;

- Thực hiện các cuộc điều tra để báo cáo về bản chất của các chi nhánh thƣơng mại;

Nếu cơ quan thuế nghi ngờ có hành vi gian lận thuế, họ sẽ chuyển trƣờng hợp này cho FIOD-ECD. Cơ quan này sẽ điều tra, đánh giá xem có phải là gian lận không. Nếu thực sự là hành vi gian lận, FIOD-ECD sẽ thảo luận với cơ quan dịch vụ khởi tố công (Public Prosecution Service) xem có bắt đầu một cuộc điều tra tội phạm không. Kết quả điều tra cuối cùng sẽ đƣợc thông báo trong văn bản chính thức.

Bên cạnh sự hoạt động hiệu quả của trung tâm FIOD-ECD, công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở Hà Lan còn có sự hỗ trợ hiệu quả của trung tâm xử lý và phát triển các sản phẩm (B/CCP) thông qua cơ chế phân tích rủi ro tiềm năng của mình để cơ quan thuế tập trung kiểm tra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trốn lậu thuế.

Bên cạnh sự trợ giúp của hai trung tâm trên, chính sách xử phạt nghiêm khắc và công khai cũng là nhân tố quan trọng cải thiện tính tuân thủ của các ĐTNT. Chính sách xử phạt ở Hà Lan đƣợc chia thành hai nhóm đối tƣợng: Nhóm các đối tƣợng nộp tờ khai thuế chậm và nhóm các đối tƣợng kê khai thuế không chính xác. Với nhóm thứ nhất, mức xử phạt thay đổi theo

31

năm từ 1 năm đến 5 năm. Trong khi đó, nhóm thứ hai có thể bị xử phạt từ 25% đến 100% số thuế phải nộp. Do mức xử phạt nghiêm khắc kết hợp với cơ hội bị phát hiện là rất lớn do sự hoạt động hiệu quả của 2 trung tâm nên tính tuân thủ của ĐTNT là rất cao, và do đó, quản lý thuế TNCN cũng hiệu quả hơn.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm phù hợp áp dụng cho Việt Nam

Việc kê khai thuế thƣờng đƣợc thực hiện theo năm dƣơng lịch với các mẫu khác nhau cho các đối tƣợng khác nhau và thời hạn nộp tờ khai thuế thƣờng đƣợc kéo dài ba tháng.

Hầu hết các nƣớc đều chia việc kê khai nộp thuế theo đối tƣợng thƣờng trú hoặc không thƣờng trú. Đối với đối tƣợng thƣờng trú, việc kê khai thuế TNCN đƣợc thực hiện theo năm tài chính, thƣờng là năm dƣơng lịch. Đối với đối tƣợng không thƣờng trú, việc kê khai thuế đƣợc thực hiện ngay khi có phát sinh thu nhập hoặc áp dụng biện pháp khấu trừ tại nguồn mà các cá nhân không cần phải kê khai.

Một kinh nghiệm nữa có thể nhận thấy ở tất cả các quốc gia, đó là tờ khai thuế TNCN có nhiều mẫu khác nhau cho từng đối tƣợng khác nhau nhƣ đối tƣợng có thu nhập từ làm công ăn lƣơng, từ kinh doanh… và việc kê khai thuế qua mạng ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển.

Thông thƣờng, thời hạn nộp tờ khai thuế thƣờng đƣợc kéo dài 3 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính, hầu hết là thƣờng trƣớc ngày 31/3 hàng năm đối với các nƣớc có năm tài chính trùng với năm dƣơng lịch. Nhƣ vậy, việc kê khai thuế theo năm dƣơng lịch là hợp lý. Ở nƣớc ta, do có phong tục nghỉ Tết âm lịch, thƣờng là đầu tháng 2 dƣơng lịch nên thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế kéo dài đến 31/3 là hợp lý để các cá nhân có thời gian chuẩn bị và kê khai.

Về phƣơng pháp quản lý thu: hầu hết các nƣớc đều kết hợp áp dụng phƣơng pháp khấu trừ tại nguồn và nộp thuế trực tiếp. Với phƣơng pháp khấu

32

trừ tại nguồn, việc khấu trừ tạm nộp thuế hàng tháng, sau đó cuối năm quyết toán thuế đƣợc xem là một biện pháp thuận lợi và hợp lý, tuy nhiên với phƣơng pháp nộp thuế trực tiếp, việc tạm nộp hàng tháng có thể gây mất thời gian cho đối tƣợng nộp. Vì vậy, chƣơng trình GIRO mà Singapore hiện đang áp dụng cũng rất đáng kể chúng ta quan tâm và vận dụng tạm nộp hàng tháng cuối năm quyết toán sẽ nộp nốt số còn lại hoặc đƣợc hoàn lại nếu nộp thừa.

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 30)