- Có chiến lƣợc, mục tiêu phát triển đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại và nội lực của TTTH, đoàn kết nội bộ, tập thể Cán bô, viên chức gắn kết, đồng sức đồng lòng vì sự phát triển chung của TTTH.
- Tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ, đổi mới tƣ duy trong phƣơng thức quản lý, xác định hiệu quả công việc là trên hết, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong giải quyết công việc.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chuẩn, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, đánh giá nội bộ ở mọi lĩnh vực, từ công tác cán bộ đến công tác quản lý tài chính…Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ có trình độ chuyên môn cao, thƣởng phạt nghiêm minh, thực hiện công bằng và minh bạch trong việc phân phối quỹ thu nhập.
Thông qua công tác đánh giá sẽ cho phép xác định đúng những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại TTTH, để trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung, hoàn thiện, hoặc xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp hơn.
Tiêu chí để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị đƣợc xây dựng trên một số chỉ tiêu sau:
+ Tổ chức thực hiện công việc: Tiến độ thực hiện, quy trình xử lý, giải quyết công việc; mức độ hoàn thành, chất lƣợng và kết quả công việc đạt đƣợc.
+ Khả năng tổ chức, quản lý đơn vị và điều hành công việc; chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong quản lý và sử dụng kinh phí của Thủ trƣởng đơn vị.
+ Mức độ chấp hành chỉ đạo, sự phân công của cấp trên; công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trong xử lý, giải quyết công việc;
+ Công tác chấp hành chế độ báo cáo của đơn vị...
Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc ban hành, là căn cứ để TTTH cụ thể hoá từng nội dung, tiêu chí đánh giá phù hợp với lĩnh vực quản lý, chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đặc thù, đặc điểm hoạt động của đơn vị; trong đó, đối với mỗi tiêu chí có thang bảng điểm để phân loại, xếp hạng mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao (nhƣ: xuất sắc, khá, trung bình, kém) đối với từng cán bộ, viên chức của đơn vị.
-Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa công tác quản lý tài chính.
Tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin với tốc độ phát triển mạnh mẽ đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực và hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Do vậy, quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng cũng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự đầu tƣ lớn cả về chất xám và năng lực của trang thiết bị. Quá trình thu nhận, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý sẽ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và mang lại hiệu quả cao nếu áp dụng công nghệ hiện đại.