Những điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 66)

2.4.2.1. Điểm yếu

Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả đã đạt đƣợc trong thời gian qua, trong việc quản lý tài chính của TTTH còn một số hạn chế nhƣ sau:

* Hạn chế trong công tác lập dự toán

Công tác xây dựng dự toán chƣa thật sự gắn với nhiệm vụ, công việc đƣợc giao.

Dự toán đƣợc lập theo nhu cầu và chủ quan của đơn vị, chú trọng vào chỉ tiêu và kiểm soát chi tiêu, thiếu liên kết giữa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và ngân sách triển khai. Một mặt do công tác dự báo còn chƣa chính xác, mặt khác, dự toán chi hàng năm đƣợc xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách nhà nƣớc và số lƣợng biên chế đƣợc giao của đơn vị nên có một số hạn chế: Định mức phân bổ dự toán chi chƣa đƣợc điều chỉnh phù hợp với thực tế, chƣa làm rõ đƣợc trách nhiệm giữa kinh phí đƣợc giao và mức độ hoàn thành công việc, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân điều đó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công tác lập dự toán của đơn vị cũng nhƣ chất lƣợng công tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị quản lý cấp trên.

Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi tiêu tại TTTH trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính còn chậm, các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, xăng dầu, hội nghị, giao khoán văn phòng phẩm còn chậm.

* Hạn chế trong việc tổ chức thực hiện dự toán

Một trong những mục tiêu cơ bản của chế độ tự chủ về quản lý tài chính quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP là thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị. Tuy nhiên, quyền tự chủ tại TTTH chƣa đƣợc thể hiện rõ nét, cụ thể:

Về sử dụng kinh phí: TTTH đƣợc vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhƣng không đƣợc vƣợt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng kinh phí tại TTTH. TTTH là hoạt động đặc thù, nhiều khoản chi rất cần thiết tuy nhiên lại không có chế độ, định mức để chi; trƣờng hợp vận dụng chế độ, định mức để chi thì rất dễ bị cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm toán “tuýt còi” do chế độ không quy định.

Về chế độ hóa đơn, chứng từ: Theo quy định thì khi thực hiện chi kinh phí phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ; trong khi đó, để giảm khối lƣợng công việc, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, TTTH nói riêng và các ĐVSN nhà nƣớc nói chung có thể thực hiện khoán đối với một số nội dung chi khác của đơn vị (cƣớc phí điện thoại công vụ, văn phòng phẩm, xăng dầu…) tuy nhiên khi thực hiện khoán các nội dung này vẫn phải tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Thực hiện quy định này sẽ rất khó cho việc thanh toán các nội dung có thể giao khoán nêu trên.

Về kinh phí tiết kiệm: Cơ chế tài chính của TTTH quy định sử dụng kinh phí tiết kiệm đƣợc sử dụng cho nội dung: Bổ sung thu nhập cho CBVC tối đa 0,1 lần so với mức tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do Nhà nƣớc quy định. Việc khống chế mức bổ sung thu nhập tối đa nhƣ vậy thực tế đã hạn chế quyền tự chủ của đơn vị, trƣờng hợp đơn vị có tiết kiệm chi cao cũng không đƣợc phép chi thêm.

Với các điểm nêu trên, Giám đốc TTTH mặc dù đƣợc giao quyền tự chủ nhƣng cũng không thể phê duyệt, quyết định các nội dung, mức chi vƣợt quy định hiện hành, khó có thể quyết định khoán các nội dung chi hoạt động thƣờng xuyên ngoài quy định của Nhà nƣớc, kể cả từ nguồn kinh phí tiết kiệm đƣợc. Điều này có thể gây bị động trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của TTTH.

* Hạn chế trong việc kiểm soát thực hiện dự toán;

Mặc dù hàng năm VPCP vẫn tổ chức kiểm tra nội bộ công tác tài chính kế toán và kiểm tra quyết toán, tuy nhiên do thời gian thực hiện ngắn (chỉ từ 1-2 ngày) và số lƣợng cán bộ hạn chế nên công tác xét duyệt quyết toán của VPCP cấp trên còn mang tính chất kiểm tra tài chính đơn thuần, xem xét kinh phí đƣợc giao trong năm của đơn vị sử dụng còn bao nhiêu; các nội dung, khoản chi có chấp hành theo các chính sách, chế độ, định mức quy định hay không… mà chƣa thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với chất lƣợng, khối lƣợng công việc và mức độ hoàn thành, đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác xét duyệt quyết toán. Mặt khác, khi thực hiện xét duyệt và ra thông báo xét duyệt quyết toán cho đơn vị cấp dƣới, VPCP cấp trên phải đồng chịu trách nhiệm đối với các nội dung, khoản chi đã thực hiện trong năm của đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí, dẫn tới ý thức trách nhiệm về quyết định chi tiêu của Thủ trƣởng đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí không cao và tồn tại tƣ tƣởng việc quyết định chi tiêu chƣa căn cứ theo đúng chế độ, định mức do các khoản chi trong năm của đơn vị sẽ đƣợc cơ quan quản lý cấp trên xem xét trong quá trình kiểm tra, xét duyệt quyết toán năm đối với đơn vị.

Chất lƣợng báo cáo quyết toán hàng năm của TTTH còn thấp, chủ yếu đảm bảo số lƣợng biểu mẫu, các nội dung thuyết minh quyết toán còn sơ sài, chƣa phản ánh và đánh giá đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng kinh phí, khối lƣợng và chất lƣợng các công việc, nhiệm vụ triển khai trong năm của đơn vị.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những điểm yếu

- Chƣa có sự quan tâm đúng mức của thủ trƣởng đơn vị và cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể việc xây dựng các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (TTTH), trên cơ sở đó là căn cứ để đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị.

- Do chƣa xác định đƣợc chính xác, đúng đắn phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính cho phù hợp. Việc ban hành các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng hoạt động của đơn vị chƣa đƣợc ban hành, chƣa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, không có căn cứ để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Do thu hẹp lại cơ cấu tổ chức của TTTH nói chung và bộ phận kế toán nói riêng đã phần nào làm ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính.

- Công tác kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc chú trọng, chƣa xây dựng chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc do đó công tác kiểm soát nội bộ cũng chƣa phát huy đƣợc tác dụng.

- Chƣa chú trọng tăng cƣờng phát triển các nguồn nhân lực nhất là nhân lực làm công tác tài chính kế toán điều này cũng làm ảnh hƣởng trực tiếp tới việc thực hiện dự toán của đơn vị.

- Việc ban hành cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ tài chính đối với VPCP còn chậm, chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp với đặc thù của VPCP.

- Mức giá cả chung trong nền kinh tế gia tăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số khoản chi trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị không còn phù hợp.

Kết luận chƣơng 2

Thực hiện quản lý tài chính trong giai đoạn 2009-2012 đã tạo điều kiện cho TTTH hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Thu nhập CBCCVC từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong việc xây dựng dự toán, quyết toán kinh phí... đòi hỏi phải đƣợc sớm khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại TTTH.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRUNG TÂM TIN HỌC, VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)