Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 34)

1.4.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

- Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với các ĐVSN và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nƣớc trong từng giai đoạn: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng cải cách nền hành chính theo hƣớng công khai minh bạch, gọn nhẹ, hiệu quả. Theo đó các cơ chế quản

lý đối với hoạt động các ĐVSN đều đƣợc cải tiến cho phù hợp với tình hình của đất nƣớc trong từng giai đoạn nhƣ:

Xuất phát từ chủ chƣơng, chính sách đó mà Nhà nƣớc ta dần dần thay đổi phƣơng thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Đánh dấu sự đổi mới cơ chế quản lý là sự ra đời của nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002. Đây là nghị định quy định về quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Nội dung của nghị định 10/2002/NĐ-CP "đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc trao quyền tự chủ về tài chính tháo gỡ cho đơn vị những khó khăn vƣớng mắc trong điều hành ngân sách. Giúp đơn vị thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ. Xong nghị định 10/2002/NĐ-CP mới chỉ đem lại quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị mà các quyền khác của đơn vị còn bị hạn chế nên vẫn gây khó khăn nhất định cho đơn vị. Để mở rộng hơn nữa quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập Chính phủ đã ban hành nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế nghị định 10/2002/NĐ-CP. Nghị định này đã trao các quyền tự chủ rộng hơn cho đơn vị không chỉ về tài chính mà còn đƣợc tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và hoàn thanh tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Nếu sự ban hành các chính sách tài chính không thống nhất, không phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình hoạt động của từng đơn vị, từng lĩnh vực thì các đơn vị sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ - thực hiện theo văn bản hƣớng dẫn này lại trái với văn bản hƣớng dẫn khác. Do vậy sự đồng bộ của hệ thống chính sách do nhà nƣớc ban hành là một trong những nhân tố, điều kiện để thực hiện cơ chế tự chủ trong đơn vị.

- Chính sách kinh tế xã hội: Đây chính là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, giải pháp công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục

tiêu nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của Nhà nƣớc.

Mỗi chính sách đƣợc xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này Nhà nƣớc định hƣớng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội để cùng hƣớng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế xã hội. Qua đó hƣớng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung. Đồng thời, định hƣớng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả.

Hoạt động tài chính ở các đơn vị không chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính mà còn chịu sự chi phối bởi môi trƣờng kinh tế xã hội khách quan. Nó sẽ đƣợc phát triển hay thu hẹp tùy thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc.

1.4.2.2. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính: Đây là hệ thống các hình thức, phƣơng pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở một cơ quan, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt đƣợc những mục tiêu đã định. Cụ thể hơn, cơ chế quản lý tài chính có thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị có liên quan.

Đối với cơ quan đơn vị, vai trò của cơ chế quản lý tài chính thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng một cơ chế phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị có tác động đến vấn đề tập trung nguồn lực tài chính,

tính linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

+ Cơ chế quản lý tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính. Mặc khác, cơ chế quản lý tài chính quy định khung pháp lý về mô hình tổ chức, hoạt động của đơn vị.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chƣơng cơ sở lý luận về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các ĐVSNCL, luận văn đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại vị sự nghiệp công lập, vai trò ĐVSNCL và đặc trƣng của ĐVSNCL. Trên cơ sở đó luận văn cũng đã phân tích những nội dung quản lý tài chính đối với các ĐVSNCL mô hình tự chủ tài chính theo các khía cạnh về cơ sở pháp lý, nội dung quản lý tài chính và đặc biệt là phân tích những nhân tố tác động đến cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL theo mô hình tự chủ tài chính.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRUNG TÂM TIN HỌC, VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ 2.1. Khái quát về Trung tâm Tin học, Văn phòng Chính phủ

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn

* Vị trí và chức năng

- TTTH là ĐVSN thuộc VPCP, giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính thực hiện chức năng quản lý thống nhất công tác tin học của VPCP; tham mƣu cho Bộ trƣởng, Chủ nhiệm về việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và hoạt động của VPCP.

- TTTH là đơn vị có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và đƣợc mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ, quyền hạn

- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng, Chính phủ (sau đây gọi tắt là các đơn vị) liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; phối hợp với Vụ Tài vụ và các đơn vị có liên quan lập dự toán kinh phí về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của VPCP trình Bộ trƣởng, Chủ nhiệm phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án đã đƣợc phê duyệt về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ.

- Là đơn vị thƣờng trực giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tin học hoá quản lý hành chính nhà nƣớc giao cho VPCP.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, duy trì hoạt động ổn định, có hiệu quả, bảo đảm an toàn của mạng tin học diện rộng của Chính phủ (CPNET), mạng tin học nội bộ của VPCP (LAN), mạng Intemet dùng riêng; bảo đảm hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động giao ban, hội nghị, chỉ đạo trực tuyến của Thủ tƣớng, các Phó Thủ tƣớng Chính phủ; giao ban, hội nghị của VPCP trên các mạng tin học an toàn, hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp đồng bộ và quản lý công tác bảo đảm an toàn và an ninh cho hệ thống công nghệ thông tin do VPCP quản lý; phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn bảo mật hoạt động của hệ thống máy tính trên mạng (LAN, WAN), thƣ điện tử công vụ của Chính phủ trên mạng Intemet.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và sử dụng chuẩn thống nhất các chƣơng trình phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị thuộc VPCP trình Bộ trƣởng, Chủ nhiệm phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trƣởng, Chủ nhiệm ban hành Quy chế quản lý kỹ thuật hệ thống thƣ điện tử công vụ của Chính phủ; Quy chế quản lý, sử dụng mạng nội bộ; Quy chế quản lý, sử dụng mạng diện rộng Chính phủ (CPNET); Quy chế quản lý, sử dụng mạng Intemet dùng riêng; các Quy chế quản lý, sử dụng các phần hệ ứng dụng công nghệ thông tin tại VPCP và theo dõi, hƣớng dẫn các đơn vị, cá nhân thuộc VPCP thực hiện các Quy chế đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, các cơ quan liên quan xây dựng, cập nhật và khai thác các cơ sở dữ liệu, kho thông tin điện tử về các lĩnh vực công tác của VPCP. Tổ chức triển khai, hƣớng dẫn sử dụng và huấn luyện khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác của các đơn vị thuộc VPCP.

- Phối hợp với đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ƣơng, các cơ quan, tổ chức liên quan vận hành mạng điện rộng của Chính phủ (CPNET), các ứng dụng tin học chung triển khai trên mạng này; thống nhất thiết kế chuẩn cấu trúc hệ thống thông tin - dữ liệu điều hành, tác nghiệp vận hành trên mạng này và tích hợp về Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Chính phủ đặt tại VPCP.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo trì, khắc phục kịp thời các sự cố máy tính và thiết bị tin học; thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức VPCP.

- Giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm thẩm định kỹ thuật (bao gồm các chuẩn kỹ thuật, công nghệ) về sản phẩm công nghệ thông tin của VPCP trƣớc khi trình lãnh đạo VPCP phê duyệt mua sắm.

- Thực hiện các hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin theo quy định và nhiệm vụ đƣợc giao.

- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực về lĩnh vực công nghệ thông tin cho CBCCVC của VPCP.

- Thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tài sản, tài chính và biên chế CBCCVC đƣợc giao theo các quy định của pháp luật và quy định của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm [20].

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và biên chế

TTTH là ĐVSN thuộc VPCP có Giám đốc các Phó Giám đốc.

Giám đốc và các Phó Giám đốc TTTH do Bộ trƣởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy của Trung tâm Tin học

(Nguồn phòng Hành chính tổng hợp- TTTH)

2.2. Thực trạng tài chính tại Trung tâm Tin học theo cơ chế tự chủ

2.2.1. Thực trạng nguồn thu sự nghiệp

Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các ĐVSNCL và các văn bản pháp luật khác có liên quan nhƣ: Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với ĐVSNCL. Nguồn tài chính của TTTH gồm: Kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc cấp và nguồn thu khác.

* Nguồn kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp

Nguồn NSNN giao đảm bảo chi một lần tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng và các khoản đóng góp theo chế độ quy định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đƣợc VPCP giao. Giám đốc Phòng Bảo đảm kỹ thuật Phòng Quản trị hệ thống Phòng Phát triển ứng dụng Phòng Hành chính - Tổng hợp Phó giám đốc Phụ trách hành chính Phó giám đốc Phụ trách kỹ thuật

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động của TTTH Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 Tổng nguồn kinh phí 27.984 23.457 36.546 42.949 1 Nguồn kinh phí thƣờng

xuyên đƣợc tiếp kiệm chi 7.134 11.100 7.435 8.160

Mức tăng so với năm trƣớc% 55 -33 9,7 Tốc độ tăng so với năm trƣớc 3.966 -3665 725

2 Nguồn kinh phí không

thƣờng xuyên 20.850 12.357 29.111 34.789

Mức tăng so với năm trƣớc % -40 136 19,5 Tốc độ tăng so với năm trƣớc -8.493 16.754 5.678

(Nguồn: Báo cáo quyết toán các của TTTH)

Theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy nguồn kinh phí đƣợc cấp cho TTTH năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên sự tăng trƣởng đó lại không đồng đều giữa 2 nguồn kinh phí;

- Đối với nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên đƣợc tiết kiệm chi của TTTH lại có sự biến động không đồng đều, năm 2009 tỷ trọng là 100%, năm 2010 là năm TTTH có sự biến động lớn về nhân sự, trong năm nhân sự tăng 40% so với năm 2009 do đó nguồn tài chính cũng tăng lên đột biến lên tới 55%; năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ngay từ khi lập dự toán đơn vị phải xác định đƣợc phƣơng án tự chủ dựa trên biên chế và chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, do việc lập dự toán đƣợc sát đúng nhiệm vụ vì vậy đã giảm xuống -33% và năm 2012 tăng 9.7% do biến động về giá cả, tăng lƣơng.

Đối với nguồn kinh phí không thƣờng xuyên năm 2009 đƣợc cấp 100% nhƣng đơn vị không tổ chức thực hiện đƣợc dự án đầu tƣ mua sắm nên năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 đã bị cắt giảm xuống - 40%, năm 2011 để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và triển khai đồng loạt các dự án do đó nguồn kinh phí đƣợc cấp đã tăng lên 136% và năm 2012 là 19,5% so với năm 2011.

* Nguồn thu dịch vụ khác.

TTTH là đơn vị đặc thù riêng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyên trách về các ứng dụng tin học phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ và VPCP, với chức năng đó TTTH không phải là ĐVSN có thu mà hoạt động của TTTH theo mô hình ĐVSN đƣợc nhà nƣớc đảm bảo 100% phí hoạt động.

Tuy nhiên năm 2011 đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo VPCP đã giao cho TTTH thực hiện thí điểm dịch vụ để có nguồn thu đảm bảo hoạt động và tạo điều kiện trong sinh hoạt cho CCVC. TTTH đã ký hợp đồng với Cục hàng không Việt Nam thực hiện thí điểm thu hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin với số tiền 182 triệu đồng.

2.2.2. Thực trạng mức độ tự chủ tài chính và chi thường xuyên

a) Mức độ tự chủ tài chính

- Hiện nay mức độ tự chủ tài chính của TTTH chủ yếu là tự chủ chi cụ thể đƣợc chi các khoản sau:

- Kinh phí thƣờng xuyên

+ Chi thanh toán cá nhân: Tiền lƣơng; tiền công; phụ cấp lƣơng; các khoản đóng góp (gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn), chi phụ cấp độc hại, dân quân tự vệ, phụ cấp cựu chiến binh, phụ cấp kho quỹ, văn thƣ lƣu trữ, làm đêm thêm giờ, chi các khoản thanh toán cho cá nhân và các khoản chi khác theo chế độ Nhà nƣớc quy định.

+ Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tƣ văn

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 34)