Thực trạng nguồn thu sự nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 41)

Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các ĐVSNCL và các văn bản pháp luật khác có liên quan nhƣ: Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với ĐVSNCL. Nguồn tài chính của TTTH gồm: Kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc cấp và nguồn thu khác.

* Nguồn kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp

Nguồn NSNN giao đảm bảo chi một lần tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng và các khoản đóng góp theo chế độ quy định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đƣợc VPCP giao. Giám đốc Phòng Bảo đảm kỹ thuật Phòng Quản trị hệ thống Phòng Phát triển ứng dụng Phòng Hành chính - Tổng hợp Phó giám đốc Phụ trách hành chính Phó giám đốc Phụ trách kỹ thuật

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động của TTTH Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 Tổng nguồn kinh phí 27.984 23.457 36.546 42.949 1 Nguồn kinh phí thƣờng

xuyên đƣợc tiếp kiệm chi 7.134 11.100 7.435 8.160

Mức tăng so với năm trƣớc% 55 -33 9,7 Tốc độ tăng so với năm trƣớc 3.966 -3665 725

2 Nguồn kinh phí không

thƣờng xuyên 20.850 12.357 29.111 34.789

Mức tăng so với năm trƣớc % -40 136 19,5 Tốc độ tăng so với năm trƣớc -8.493 16.754 5.678

(Nguồn: Báo cáo quyết toán các của TTTH)

Theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy nguồn kinh phí đƣợc cấp cho TTTH năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên sự tăng trƣởng đó lại không đồng đều giữa 2 nguồn kinh phí;

- Đối với nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên đƣợc tiết kiệm chi của TTTH lại có sự biến động không đồng đều, năm 2009 tỷ trọng là 100%, năm 2010 là năm TTTH có sự biến động lớn về nhân sự, trong năm nhân sự tăng 40% so với năm 2009 do đó nguồn tài chính cũng tăng lên đột biến lên tới 55%; năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ngay từ khi lập dự toán đơn vị phải xác định đƣợc phƣơng án tự chủ dựa trên biên chế và chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, do việc lập dự toán đƣợc sát đúng nhiệm vụ vì vậy đã giảm xuống -33% và năm 2012 tăng 9.7% do biến động về giá cả, tăng lƣơng.

Đối với nguồn kinh phí không thƣờng xuyên năm 2009 đƣợc cấp 100% nhƣng đơn vị không tổ chức thực hiện đƣợc dự án đầu tƣ mua sắm nên năm

2010 đã bị cắt giảm xuống - 40%, năm 2011 để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và triển khai đồng loạt các dự án do đó nguồn kinh phí đƣợc cấp đã tăng lên 136% và năm 2012 là 19,5% so với năm 2011.

* Nguồn thu dịch vụ khác.

TTTH là đơn vị đặc thù riêng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyên trách về các ứng dụng tin học phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ và VPCP, với chức năng đó TTTH không phải là ĐVSN có thu mà hoạt động của TTTH theo mô hình ĐVSN đƣợc nhà nƣớc đảm bảo 100% phí hoạt động.

Tuy nhiên năm 2011 đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo VPCP đã giao cho TTTH thực hiện thí điểm dịch vụ để có nguồn thu đảm bảo hoạt động và tạo điều kiện trong sinh hoạt cho CCVC. TTTH đã ký hợp đồng với Cục hàng không Việt Nam thực hiện thí điểm thu hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin với số tiền 182 triệu đồng.

2.2.2. Thực trạng mức độ tự chủ tài chính và chi thường xuyên

a) Mức độ tự chủ tài chính

- Hiện nay mức độ tự chủ tài chính của TTTH chủ yếu là tự chủ chi cụ thể đƣợc chi các khoản sau:

- Kinh phí thƣờng xuyên

+ Chi thanh toán cá nhân: Tiền lƣơng; tiền công; phụ cấp lƣơng; các khoản đóng góp (gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn), chi phụ cấp độc hại, dân quân tự vệ, phụ cấp cựu chiến binh, phụ cấp kho quỹ, văn thƣ lƣu trữ, làm đêm thêm giờ, chi các khoản thanh toán cho cá nhân và các khoản chi khác theo chế độ Nhà nƣớc quy định.

+ Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tƣ văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi thuê mƣớn; sửa chữa, bảo trì, bảo dƣỡng thƣờng xuyên tài sản cố định và các

khoản chi hành chính khác. + Chi đoàn đi công tác nƣớc ngoài, chi đón tiếp khách nƣớc ngoài vào

làm việc tại Việt Nam, chi tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam. + Các khoản chi có tính chất thƣờng xuyên khác.

- Kinh phí không thường xuyên:

+ Chi đầu tƣ xây dựng mới, sửa chữa lớn, cải tạo, trụ sở làm việc của TTTH

+ Chi mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng; sửa chữa lớn, mua sắm các tài sản phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Chi duy trì, phát triển và hiện đại hoá ngành, công nghệ thông tin. + Chi nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho CCVC theo chƣơng trình, kế hoạch của VPCP

+ Các khoản chi đặc thù, phát sinh đột xuất. + Các khoản chi khác của TTTH

+ Chi các nội dung đƣợc ngân sách nhà nƣớc, VPCP giao theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các khoản chi phí của TTTH 2009-2012

Đơn vị: nghìn đồng

Giai đoạn 2009-2012

TT Nội dung Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện 2009 2010 2011 2012 I Chi thƣờng xuyên 1.169.014 8.273.820 4.004.084 4.408.925

1 Nhóm chi thanh toán cá nhân 810.849 1.525.649 2.863.656 3.480.766

Tiền lương 611.370 1.040.364 1.309.608 1.517.826

Phụ cấp lương 36.836 178.185 170.857 163.225

Các khoản đóng góp 162.643 307.100 385.092 508.670

Tiền thưởng 0 0 0 83.295

2 Chi quản lý hành chính 236.460 6.535.302 721.968 534.755

Thanh toán dịch vụ công cộng 73.780 77.879 119.177 156.413

Vật tư văn phòng 55.667 385.172 129.144 121.237

Thông tin tuyên truyền 62.764 93.652 77.807 67.018

Hội nghị 48.530 34.835 28.070

Công tác phí 9.750 94.690 62.874 25.199

Chi phí Thuê mướn 5.000 4.750 74.118 3.823

Đoàn vào 100 5.538 830

Chi mua sắm, sửa chữa tài sản 29.499 5.830.529 218.475 132.165

3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 1.672 174.071 406.730 244.758

4 Chi khác 120.032 38.798 11.730 148.646

II Chi không thƣờng xuyên 0 9.463.805 11.134.440 7.584.132

Chi đào tạo 83.190 39.800

Chi sửa chữa lớn TSCĐ 1.179.595 1.280.973

Chi mua sắm tài sản 8.769.026 8.600.490 5.813.523

Chi Đoàn ra 178.387

Các khoản chi khác 433.202 1.354.380 449.836

Tổng cộng (I+II) 1.169.014 17.737.625 15.138.524 11.993.057

(Nguồn: Báo các quyết toán các của TTTH)

Theo số liệu thống kê cho thấy, về cơ cấu chi thƣờng xuyên đƣợc tiết kiệm chi của TTTH chƣa thực sự hợp lý, kinh phí dành cho chi tiền lƣơng, chi hoạt động quản lý hành chính, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi vật tƣ văn phòng phẩm còn chiếm tỷ lệ khá cao đã ảnh hƣởng đến việc dành kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Nhìn chung kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và chi đầu tƣ cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng ít hơn chi thƣờng xuyên của đơn vị.

Thứ nhất, Nhóm chi thanh toán cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi tiền lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi ngân sách. Riêng tiền lƣơng, năm 2009 chiếm 69.36% , năm 2010 chiếm 18.44% , năm 2011 chiếm 71.52%, năm 2012 chiếm 78.95%. .

Tiền lƣơng đƣợc trả theo lƣơng ngạch bậc của từng cá nhân xếp theo thang bậc lƣơng của nhà nƣớc. Đối tƣợng đƣợc hƣởng là CBCCVC trong biên chế, lƣơng tập sự và lao động hợp đồng đài hạn. Có sự gia tăng về tiền lƣơng là do nhà nƣớc thực hiện tăng mức lƣơng tối thiểu từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng, từ 650.000 đồng lên 730.000, từ 730.000 đồng lên 830.000 và từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng. Trong 2 năm 2011 và năm 2012 áp dụng cơ chế tự chủ tài chính TTTH đã cân đối các khoản chi để nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

Chi phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp độc hại. Cùng với sự tăng tiền lƣơng ngạch bậc và phụ cấp chức vụ lãnh đạo kéo theo sự gia tăng của phụ cấp trách nhiệm phụ độc hai. Các khoản đóng góp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đƣợc tính trên quỹ lƣơng của đơn vị nên sự gia tăng đã chiếm tỷ trọng cao nay lại càng cao hơn trong tổng chi thƣờng xuyên nhƣ vậy thì kinh phí dành cho các hoạt động khác, đặc biệt là chi nghiệp vụ chuyên môn bị giảm.

Thứ hai, Chi nghiệp vụ chuyên môn

Chi nghiệp vụ chuyên môn tại đơn vị bao gồm chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, chi thuê mƣớn sửa chữa thƣờng xuyên chi tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại, tiền nhiên liệu (tiền xăng xe), vệ sinh môi trƣờng, nhóm chi này thực hiện mục tiêu phục vụ công tác chuyên môn. Trong số các khoản chi đó thì khoản chi cho thanh toán dịch vụ công cộng về tiền điện, tiền nƣớc, tiền nhiên liệu (xăng xe), chi sửa chữa tài sản chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các mục chi khác nhƣ hội nghị, công tác phí, thuê mƣớn…

Thứ ba, Chi khác

phục vụ công tác hội họp, đối ngoại của cơ quan khoản chi này không đáng kể trong tổng chi thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc.

b) Thực hiện chi thường xuyên và tiết kiệm chi

Hàng năm sau khi thực hiện các khoản chi phí theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi của TTTH thực hiện sử dụng theo trình tự sau:

Chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCCVC của đơn vị.

Trích lập quỹ khen thƣởng, phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để trả thu nhập cho ngƣời lao động, quỹ khen thƣởng dùng để thƣởng định kỳ, thƣởng đột xuất cho tập thể cá nhân trong đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thƣởng do Giám đốc quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và theo quy định của nhà nƣớc.

Thực tế đơn vị chƣa có khoản chênh lệch thu lớn hơn chi nên việc thực hiện trích lập các quỹ nhƣ đã nêu trên là chƣa có mà thực tế chi tăng thu nhập cho CBCCVC chủ yếu là do tiết kiệm chi, đơn vị đã xây dựng định mức chi thấp hơn định mức quy định của nhà nƣớc. TTTH đã khoán chi văn phòng cụ thể cho cán bộ công chức hàng quý trên cơ sở đó đã tiếp kiệm đƣợc một khoản kinh phí tuy nhỏ nhƣng nó giúp đơn vị nâng cao đời sống khó khăn của cán bộ, viên chức [16-18].

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kinh phí tiết kiệm chi đối với các nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ của TTTH 2011-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung chi Mục chi Năm 2011 Năm 2012 Dự toán Thực chi Tiết kiệm Dự toán Thực chi Tiết kiệm

Tiền lƣơng cơ bản

theo hệ số 6000 1.926 1.309 617 2.361 1.517 843 Phụ cấp lƣơng (Phụ cấp chức vụ) 6100 199 171 28 221 163 58 Các khoản đóng góp theo lƣơng (20% BHXH,Ytế, TN + 2% KP CĐ) 6300 474 385 89 519 509 10 Dịch vụ công cộng (Điện + nƣớc sinh hoạt) 6500 218 119 99 196 156 40 Văn phòng phẩm, vật tƣ văn phòng 6550 240 129 111 314 121 193 Thông tin tuyên

truyền liên lạc (Cƣớc phí điện thoại trong nƣớc)

6600 133 78 55 130 67 63

(Nguồn: Báo các quyết toán các năm của TTTH)

Từ năm 2011 TTTH thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các phòng chức năng trong TTTH đã xây dựng các quy định về định mức chi thí điểm nhƣ: quy định sử dụng điện thoại, quy định về khoán chi văn phòng phẩm ... Đặc biệt TTTH đã xây dựng quy chế chi tiệu nội bộ theo nghị đinh 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của chính phủ. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, là công cụ để đơn vị quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả. Đó là việc xây dựng các định mức chi phù hợp với nguồn tài chính hoạt động của TTTH, rà soát lại các định mức chi từ trƣớc đến nay và điều chỉnh các định mức chi bất hợp lý. Đối với các khoản chi thƣờng xuyên, đơn vị

đƣợc phép chi bằng hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nƣớc quy định, đối với các khoản chi không thƣờng xuyên đơn vị thực hiện chi theo đúng dự toán năm đã đƣợc duyệt theo nguồn kinh phí cấp trên cấp.

2.3. Thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học – Văn phòng Chính phủ Tin học – Văn phòng Chính phủ

2.3.1. Công tác lập dự toán

Việc lập dự toán của TTTH - VPCP đƣợc tiến hành từ tháng 7 của năm trƣớc, căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn lập dự toán của VPCP, Bộ Tài chính trên cơ sở nghiên cứu kỹ các căn cứ lập dự toán sau:

- Phƣơng hƣớng nhiệm vụ chung của VPCP

- Kế hoạch nhiệm vụ của TTTH với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể - Kết quả thực hiện tài chính các năm trƣớc

- Khả năng ngân sách Nhà nƣớc cho phép.

- Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nƣớc.

- Các quy định về thu chi tài chính của VPCP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó xác định và thể hiện rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính đề nghị giao thực hiện chế độ tự chủ và dự toán chi ngân sách giao không thực hiện chế độ tự chủ, có thuyết minh chi tiết theo nội dung công việc, gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp.

Về quy trình lập dự toán của Trung tâm Tin học

Bộ phận kế toán thuộc phòng Tổng hợp tham mƣu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán của TTTH xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các định mức khoán chi, xây dựng các quy trình mua sắm tài sản, luân chuyển chứng từ, theo dõi lƣơng, phụ cấp, BHXH... nhằm tính toán chính xác số tiền chi của đơn vị đồng thời làm cơ sở chính xác cho việc xây dựng dự toán.

Đối với các khoản kinh phí tiết kiệm chi thì việc lập dự toán sử dụng như sau:

Định kỳ hàng quý, một năm, sau khi xác định khoản kinh phí tiết kiệm trong chi hoạt động thƣờng xuyên TTTH đƣợc chủ động phân phối và sử dụng nhƣ sau:

- Bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức nhận tiền lƣơng tại TTTH theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lƣơng nhƣng tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nƣớc quy định.

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng CBCCVC dựa trên chất lƣợng, hiệu quả công việc đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lƣợng và hiệu quả công việc; đồng thời điều chỉnh hệ số thu nhập tăng thêm để hỗ trợ cho ngƣời có hệ số lƣơng thấp, bảo đảm tƣơng quan hợp lý, cân đối giữa các bộ phận và cá nhân đang công tác tại Trung tâm.

- Phƣơng pháp xác định

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm đƣợc từ các nội dung chi tự chủ và khoản chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động dịch vụ, thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm cho CCVC tối đa không quá 1,0 (một) lần so với quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do nhà nƣớc quy định.

Quỹ thu nhập trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động đƣợc hình thành từ 02 nguồn:

+ Nguồn thu dịch vụ (Chênh lệch thu lớn hơn chi): + Nguồn tiết kiệm chi từ các nội dung chi tự chủ. Công thức xác định.

QTN = Lmin x K1 (K2 + K3 ) x L x 12 tháng. Trong đó:

QTN: là tổng số tiền tiết kiệm đƣợc của Trung tâm, đƣợc phép trả tăng thêm tối đa trong năm;

Lmin: là mức lƣơng tối thiểu chung (đồng/tháng) hiện hành do Nhà nƣớc quy định;

K1: là hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lƣơng tối thiểu (tối đa không quá 1,0 lần);

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 41)