Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 32)

1.4.1.1. Nhận thức của người quản lý

Suy cho cùng con ngƣời là nhân tố trung tâm và quyết định sự thành công của đơn vị, sự nhận thức của đơn vị về tự chủ tài chính và trình độ của ngƣời quản lý trong đơn vị.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ nói chung và cơ chế tự chủ tài chính nói riêng phải thực sự đem lại lợi ích cho ngƣời lao động. Cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích hay hạn chế sự phát triển cửa ĐVSN tuỳ thuộc và năng lực, trình độ của ngƣời vận dụng quản lý. Nếu xét ở tầm vĩ mô, đó là trình độ của những nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng pháp luật là nhân tố chính tác động tới cơ chế tự chủ tài chính. Họ là những ngƣời đề ra cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị thực hiện. Đối với đơn vị thực hiện tự chủ tài chính lại phụ thuộc vào ý chủ quan của ngƣời lãnh đạo, ngƣời làm công tác quản lý tài chính. Ngƣời sử dụng ngân sách từ lãnh đạo cho đến ngƣời quản lý cần thiết phải có trình độ, chuyên môn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn tài chính, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

1.4.1.2. Phương hướng, chiến lược phát triển và chức năng nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp

Tùy từng đơn vị mà cơ chế quản lý tài chính cũng có sự khác nhau, nhất là ở những đơn vị có tính đặc thù. Mỗi một cơ quan, đơn vị đều đƣợc giao những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị trong đó có hoạt động tài chính.

Do đó các đơn vị phải xác định đƣợc chính xác, đúng đắn phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính cho phù hợp. Mục tiêu chung mà quản lý tài chính phải hƣớng đến là tính hiệu quả và tính công bằng. Tính hiệu quả nghĩa là đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu của đơn vị với kết quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Tính công bằng đó là phải phân bổ tài chính theo nguyên tắc làm theo năng lực, hƣởng theo thành quả lao động.

1.4.1.3. Kiểm soát nội bộ

soát tình hình tài chính của đơn vị. các quy định, các thủ tục kiểm soát và các loại kiểm soát nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đơn vị, bảo đảm các hoạt động của đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định của nhà nƣớc...Với bất kỳ cơ chế quản lý nào khi đặt ra đều phải đƣợc giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Đây có thể là công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị hay là sự giám sát của các cơ quan khác ngoài đơn vị nhƣ cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế... Việc kiểm tra giám sát luôn luôn cần thiết và ảnh hƣởng trực tiếp đến mô hình tự chủ tài chính trong các đơn vị bởi trong quá trình điều hành còn có những sai sót. Việc kiểm tra kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong công tác quản lý tài chính từ đó kịp thời đƣa ra những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hơn mô hình tự chủ tài chính.

1.4.1.4. Đội ngũ nhân lực

Trong một đơn vị thì đội ngũ làm công tác tài chính là những ngƣời tham mƣu cho thủ trƣởng đơn vị đƣa ra các quyết định tài chính, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động và sự phát triển nói chung của đơn vị. Với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết và kinh nghiệm, trung thực, là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính của đơn vị đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nƣớc về tài chính, đồng thời đƣa ra những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác tài chính kế toán ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)