Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thép tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Cửu Long (Trang 38)

- Lấy dấu, cắt, khoan Nắn cần tránh tạo vết xước, vết lỏm và các khuyết tật

2.2.3.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

thời cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quỹ lương của công ty tiến hành quản lý tốt chi phí và giá thành sản phẩm.

Chứng từ sử dụng

Tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Cửu Long, tiền lương của công nhân do phòng kế toán hành chính theo dõi và tính toán. Cơ sở để tính tổng quỹ lương của công ty là sản lượng thực tế hoàn thành nhập kho trong tháng đó. Do đó, kế toán chi phí NCTT sử dụng các chứng từ: Phiếu nhập kho; Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; “Bảng tổng hợp hàng nhập kho”; Phiếu chi; Biên bản thanh toán tiền tạm ứng. “Bảng chấm công”, “Bảng thanh toán tiền lương”; “Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và BHXH”; “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH…”

Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp.Tài khoản này được chi tiết cho từng phân xưởng:

+ TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp tại PX CKCT 1 + TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp tại PX CKCT 2 + TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp tại PX Cắt gọt + TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp tại PX ống thép + TK 6225: Chi phí nhân công trực tiếp tại PX nhiệt luyện + TK 6226: Chi phí nhân công trực tiếp tại PX dụng cụ + TK 6227: Chi phí nhân công trực tiếp tại PX bao gói + TK 6228: chi phí nhân công trực tiếp tại PX mạ

Trình tự hạch toán:

- Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

Hiện nay, Công ty phân loại lao động dưới hai dạng cơ bản: Lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách (lao động theo thời vụ, thời gian lao động dưới 1 năm, thử việc).

Công ty áp dụng hình thức trả lương theo khối lượng, chất lượng sản phẩm nhập kho thông qua đơn giá định mức, hoặc đơn giá khoán gọn theo nguyên công và trả lương theo thời gian (ngày lễ, tết, đi học, đi họp...hoặc làm công việc không có định mức). Do đó, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty bao gồm:

+ Tiền lương trả theo thời gian

+ Các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội

Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty được thực hiện như sau Dựa vào kế hoạch sản xuất mà Công ty giao cho các phân xưởng, và các phân xưởng sẽ giao chi tiết cho từng tổ. Quản đốc, đốc công, tổ trưởng đôn đốc lao động thực hiện phần công việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời cùng nhân viên kinh tế phân xưởng theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ làm căn cứ tính tiền lương cho công nhân sau này.

Cụ thể: hàng ngày, tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất từ đó chấm công cho từng công nhân và ghi vào Bảng chấm công. Đồng thời cùng Đốc công, KCS, nhân viên kinh tế phân xưởng theo dõi sản lượng của mỗi công nhân làm ra trên giấy báo ca.

* Cách tính lương tại Công ty (đối với sản phẩm truyền thống). Lương sản phẩm =∑ Ni x Đgi

Trong đó: Ni là số lượng 1 loại sản phẩm làm được

Đgi là đơn giá định mức nguyên công (quy định của Công ty) Lương

thời gian =

Số công nhân cần thiết để thực

hiện công việc x

Tiền lương cấp bậc(k) Ngoài ra các khoản phụ cấp khác như nghỉ phép, đi học (hưởng 100% lương cấp bậc)được xác định:

= Số ngày công ngừng vắng x Lương cấp bậc/ 26 ngày

Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, giấy báo ca, nhân viên kinh tế phân xưởng sẽ tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất trên bảng thanh toán lương cho từng tổ hay từng phân xưởng. Sau khi tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên kinh tế gửi bảng thanh toán lương kèm theo bảng chấm công lên phòng tổ chức lao động. Phòng tổ chức lao động tiến hành kiểm tra số liệu trên bảng thanh toán lương từng phân xưởng và lập bảng thanh toán lương cho toàn Công ty. Sau đó bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng và toàn Công ty được gửi lên phòng Tài chính- kế toán. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán

tiến hành lập “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Phụ lục 13). Bảng phân bổ này là cơ sở để kế toán giá thành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

Toàn bộ chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty được hạch toán vào TK 622- CPNCTT(được chi tiết cho từng phân xưởng):

Nợ TK 622 : 556.827.000đ Có TK 334 : 556.827.000đ

Toàn bộ số liệu trong tháng 02/2013 được thể hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 05- phụ lục 13)

- Hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp ngoài chi phí tiền lương còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.

Tại Công ty cổ phần ĐT XD và TM cửu Long, hàng tháng Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng. Hàng năm Công ty tiến hành nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng chế độ quy định: tỷ lệ nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp là 32.5% cụ thể: BHXH Người sử dụng lao động chịu 17%; người lao động chịu 7%; BHYT người sử dụng lao động chiu 3% và người lao động chịu 1.5% ; KPCĐ 2%(nếu có) , bảo hiểm thất nghiệp người sử dụng lao động chịu 1% và người lao động chịu 1%.Hàng tháng công ty trích đúng như tỉ lệ qui định. Số liệu được thể hiện qua Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 05) theo định khoản:

Nợ TK 622 (chi tiết từng phân xưởng) : 41.015.356đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 338(3382;3383;3384,3388) : 41.015.356đ

Sổ kế toán

Từ các số liệu trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH là cơ sở lấy số liệu để ghi trên các cột và dòng phù hợp trên Bảng kê số 4 (Trích TK 622- Biểu 06- phụ lục 14), rồi vào NKCT số 7 sau đó vào Sổ cái TK 622.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thép tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Cửu Long (Trang 38)