- Lấy dấu, cắt, khoan Nắn cần tránh tạo vết xước, vết lỏm và các khuyết tật
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ sử dụng
Để đáp ứng nhu cầu NVL một cách kịp thời cho sản xuất, công ty tổ chức kho NVL chịu trách nhiệm quản lý tất cả NVL của công ty. Căn cứ theo kế hoạch sản xuất, công ty xuất kho hoặc đưa ngay các nguyên liệu, vật liệu vào sản xuất sản phẩm. Do đó kế toán chi phí NVLTT hạch toán căn cứ vào chứng từ xuất kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, chứng từ phân bổ NVL cho từng sản phẩm.
Tài khoản sử dụng
Kế toán chi phí NVLTT sử dụng TK 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Chi phí NVLTT sản xuất dây thép được hạch toán vào TK 621.
Ngoài ra, kế toán chi phí NVLTT còn sử dụng tài khoản 152 – “Nguyên liệu, vật liệu”, chi tiết như sau: TK 1521 – “Nguyên vật liệu chính”, TK 1522 – “Nguyên vật liệu phụ”, TK 1523 – “Nhiên liệu”, TK 1527 – “Phế liệu”.
Trình tự hạch toán
Trước khi tiến hành sản xuất, phòng kỹ thuật ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đồng thời phòng sản xuất kinh doanh lên kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào kế
cán bộ sản xuất sẽ lập một phiếu xin lĩnh vật tư, trên phiếu ghi rõ danh mục vật tư cần dùng cụ thể theo số lượng.
Cán bộ vật tư sẽ lên phòng sản xuất kinh doanh xin xác nhận để xuất kho NVL. Phòng sản xuất kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý của phiếu xin lĩnh vật tư về số lượng, chủng loại và ký xác nhận cho phép xuất kho. Thủ kho căn cứ phiếu xác nhận xin lĩnh vật tư lập phiếu xuất kho gồm 3 liên. Một liên lưu ở bộ phận vật tư, 2 liên cán bộ vật tư của phân xưởng giữ, trong đó một liên làm căn cứ nhận NVL sau đó sẽ được lưu lại tại bộ phận thống kê, 1 liên thủ kho dùng làm căn cứ ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán.
Định kỳ 3 hoặc 5 ngày phòng kế toán công ty nhận được chứng từ nhập, xuất kho và các chứng từ liên quan do thủ kho gửi lên, kế toán sẽ căn cứ những chứng từ hợp lý hợp lệ để tiến hành định khoản và ghi sổ. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên sổ với thẻ kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để hạch toán và kiểm tra sự chính xác của việc nhập - xuất - tồn kho.
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bình quân theo mỗi lần nhập.Phương pháp này tuy tăng khả năng cập nhật thông tin phục vụ báo cáo kế toán quản trị, nhưng sau mỗi lần nhập phải tính lại đơn giá khiến khối lượng công việc tính toán tăng lên. Vì vậy khi xuất kho, bộ phận xuất không ghi cụ thể đơn giá cho từng loại vật tư mà chỉ ghi cột thành tiền theo thời điểm nhập kho gần nhất trước khi xuất.
Trị giá thực tế vật tư xuất kho được căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập, theo công thức:
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
=
Trị giá thực tế vật tư tồn kho
sau mỗi lần nhập +
Trị giá thực tế vật tư mới nhập kho nếu có Số lượng thực tế vật tư tồn
kho sau mỗi lần nhập +
Số lượng vật tư mới nhập kho nếu có
Trị giá vật tư xuất kho = Số lượng vật tư thực tế xuất kho
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành lên “Bảng phân bổ NVL, CCDC”; Bảng kê số 4 – “ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng”; sổ NKCT số 7 và vào các sổ kế toán có liên quan. Cuối tháng, kế toán lập “Bảng theo dõi Nhập – xuất vật tư, phế liệu” để theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư chi tiết cho từng loại vật tư.
(Bảng phân bổ NVL, CCDC – Phụ lục 9, bảng kê số 4 - phụ lục 11, sổ nhật ký chứng từ số 7- phụ lục 18)
Trong tháng 01/2013, công ty tiến hành xuất kho NVL chính để sản xuất thép. Công ty tính giá thành sản phẩm định kỳ theo tháng, vì vậy cuối tháng kế toán mới tổng hợp các phiếu xuất kho để tập hợp chi phí NVLTT cho từng sản phẩm.
Sổ kế toán:
Kế toán chi phí NVLTT sử dụng Bảng kê số 4 – “tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng” để tập hợp số phát sinh bên nợ của TK621. Bảng kế số 4 được lập trên cơ sở số liệu của bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC, các bảng kê và một số NKCT có liên quan để tổng hợp số phát sinh Có của các TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 352, 621, 622, 627, đối ứng nợ các TK 154, 621, 622, 627. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4 dùng để ghi vào NKCT số 7 khi đã khóa sổ vào cuối tháng. Đồng thời sử dụng sổ cái TK 621. Sổ này chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Công ty cũng mở sổ theo dõi TK 621 để đối chiếu với sổ cái và các NKCT, bảng kê có liên quan khác.
( Sổ cái TK 621 – Phụ lục 12; Bảng kê số 4 – Phụ lục 11.; Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Phụ lục 9)