Hạch toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thép tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Cửu Long (Trang 41)

- Lấy dấu, cắt, khoan Nắn cần tránh tạo vết xước, vết lỏm và các khuyết tật

2.2.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Cửu Long, tổ chức sản xuất theo phân xưởng, nên để cho quá trình sản xuất ở các phân xưởng diễn ra liên tục, công ty tổ chức bộ phận quản lý phục vụ sản xuất tại các phân xưởng, tổ sản xuất. Muốn duy trì hoạt động của bộ phận này phải bỏ ra một số khoản chi phí nhất định:

1). Chi phí nhân viên phân xưởng

2). Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3). Chi phí khấu hao TSCĐ

4). Chi phí dịch vụ mua ngoài 5). Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 6). Chi phí khác bằng tiền

Chứng từ sử dụng

Nội dung của chi phí SXC gồm nhiều khoản mục nên chứng từ sử dụng cũng khá đa dạng. Kế toán chi phí SXC sử dụng các chứng từ: phiếu chi; bảng thanh toán lương; bảng phân bổ tiền lương và BHXH; giấy báo nợ của ngân hàng; hóa đơn GTGT; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ…

Tài khoản sử dụng:

Chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp vào TK 627 - Chi phí sản xuất chung, TK này được chi tiết theo từng phân xưởng:

+ TK 6271: PX cơ khí chế tạo 1 + TK 6272: PX cơ khí chế tạo 2 + TK 6273: PX Cắt gọt + TK 6274: PX ống thép + TK 6275: PX nhiệt luyện + TK 6276: PX dụng cụ + TK 6277: PX bao gói + TK 6278: PX mạ  Trình tự hạch toán

Hạch toán chi phí SXC gồm các nội dung sau:

Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng

Nguyên tắc trả lương cho các cán bộ quản lý, gián tiếp cho từng phân xưởng (Phó quản đốc, Đốc công, kỹ thuật...) và công nhân phục vụ phân xưởng (thủ kho,

vận chuyển, nhân viên KCS,...) là căn cứ vào kết quả thu nhập tiền lương của từng bộ phận quản lý phục vụ sản xuất, hiệu suất công việc của từng người.

Lương nhân viên phân xưởng = Lương cấp bậc *K1 *K2

K1 là hệ số phân phối tiền lương đơn vị

K2 là hệ số trách nhiệm của từng người, do QĐPX đánh giá hàng tháng cho từng cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ K2=1.

Riêng tiền lương của quản đốc được trả gắn với trách nhiệm quản lý và kết quả sản xuất của đơn vị

Lương quản đốc = Lương cấp bậc của

quản đốc * K1 * K2 K1: là hệ số hoàn thành KHSX của phân xưởng

K1 =1 KHSX phân xưởng đạt 100%. Nếu KHSX phân xưởng tăng hoặc giảm 1% thì K1 được tính cộng thêm hoặc trừ đi 0.01

K2 : hệ số trách nhiệm quản lý do công ty quy định. Ví dụ đối với phân xưởng cơ khí 1 K2 =1.25.

Lương quản đốc PXCK I = 400000*1*1.25 =500000đ

Tương tự tính cho các nhân viên, tổng tiền lương nhân viên phân xưởng cơ khí chế tạo1 trong tháng 02 Là 8.266.200đ

Tiền lương của các phân xưởng khác tính tương tự phân xưởng cơ khí chế tạo1. Sau khi tính lương cho nhân viên quản lý, kế toán lập bảng thanh toán lương cho nhân viên phân xưởng.

Các khoản trích trên tiền lương của 7 phân xưởng cũng được tính lương tương tự như đối với nhân công trực tiếp sản xuất.

Nợ TK 627 (Chi tiết cho từng phân xưởng) : 61.114.308đ

Có TK 334 : 56.915.400đ

Có TK 338 (chi tiết TK 3382, TK3383, TK3384,TK 3388) : 4.198.908đ Toàn bộ số liệu này được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 05- phụ lục 13). Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi vào Bảng kê số 4 (Biểu 09- phụ lục 17) ở ô tương ứng dòng TK 627, cột TK 334 và TK 338. Đồng thời ghi vào sổ chi phí sản xuất chung theo yếu tố

Với các khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động của phân xưởng thì thủ tục xuất cũng như tính giá thực tế cũng tương tự như xuất trực tiếp cho sản xuất.

Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng sử dụng.Cụ thể trong tháng 2 giá trị công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất thể hiện trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu 02- phụ lục 09) như sau:

Nợ TK 6271 (Chi tiết cho từng phân xưởng): 71.723.870đ Có TK 1531 : 33.413.382đ

Có TK 1522 : 38.310.488đ

Sau đó cuối tháng số liệu này được thể hiện trên Bảng kê số 4 (Biểu 09- phụ lục 17) dòng TK 627, cột TK 152, TK153, đồng thời số liệu này cũng được ghi vào sổ chi phí sản xuất chung theo yếu tố.

Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định của công ty bao gồm thiết bị, nhà xưởng nhà cửa. Thiết bị của Công ty bao gồm các họ máy: máy tiện, máy phay, họ máy mài, họ máy khoan, máy búa, dập, máy ép nén, máy cưa, máy hàn, thiết bị động lực, cần trục, phương tiện vận tải, thiết bị nhiệt luyện mạ, hệ thống đường ống,...

Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền phần giá trị tài sản cố định đã hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn (gồm cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình), do đó khấu hao là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn để tái tạo tài sản cố định hay đầu tư mới. Vịêc tính khấu hao có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Trong thực tế tỷ lệ khấu hao được nhà nước quy định sẵn cho từng loại, từng nhóm tài sản cố định nhưng phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để nâng cao tỷ lệ khấu hao trong giới hạn cho phép, đảm bảo không làm cho giá thành nâng lên quá cao từ đó ảnh hưởng đến giá bán và việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến chính sách giá cả của nhà nước. Hiện nay tại Công ty, phương pháp khấu hao mà Công ty sử dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng(hay là phương pháp khấu hao tuyến tính):

Mức khấu hao trích hàng

Hàng tháng, kế toán căn cứ vào khấu hao tài sản cố định tháng trước, tài sản cố định tăng giảm tháng này để tính khấu hao cho từng phân xưởng và toàn doanh nghiệp. Số liệu này được thể hiện trên Bảng phân bổ số 3 - bảng tính và phân bổ khấu hao (Biểu 08- phụ lục 16). Bảng phân bổ này là căn cứ để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung và Bảng kê số 4 tương ứng cột TK 214, dòng TK 627.

Cụ thể trong tháng 2 chi phí khấu hao tài sản cố định thể hiện trên “Bảng phân bổ số 3” như sau:

Nợ TK 627 : 24.945.000đ

Có TK 214 : 24.945.000đ

Sổ kế toán

Kế toán chi phí SXC sử dụng bảng kê số 4. Sau đó căn cứ số liệu trên bảng kê số 4 để ghi vào NKCT số 7, ghi có TK 627. Từ NKCT, cuối tháng mở sổ cái TK 627 để đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết.( Sổ cái TK 627 – Phụ lục 19)

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thép tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Cửu Long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w