Vi phạm phương châm lịch sự

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 30)

- Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh lại khác bây giờ chăng!

e) Vi phạm phương châm lịch sự

Đe dọa thể diện thông qua hàm ý hội thoại

Ví dụ (18) 177. THẦY QUÊN MẶT NHÀ CON RỒI HAY SAO? [1, 200]

Có hai vợ chồng anh thợ vẽ truyền hình làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, vợ chồng anh than thở, thì họ bảo:

- Nếu không ai đến thuê thì anh vẽ ngay một bức chân dung anh và chị rồi lồng kính mà treo lên. Thiên hạ thấy anh khéo tay, sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Anh ta nghe lời, bảo vợ ngồi cho anh ta vẽ, rồi lại vẽ cả anh ta ngồi bên cạnh ngắm đi ngắm lại, rất lấy làm đắc ý.

Một hôm, bố vợ tới chơi, hỏi: - Vẽ hình chị nào treo đó? Anh ta trả lời:

- Chết nỗi, thầy quên mất nhà con rồi hay sao? Ông bố vợ nói tiếp:

- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!

Tình huống của hàm ý gây cười gồm anh thợ vẽ và bố vợ khi nhận dạng vợ anh ta qua bức vẽ truyền hình.

Phát ngôn của ông bố vợ, câu in đậm là câu chứa hàm ý liên quan đến phương châm lịch sự, thuộc về lịch sự chiến lược: trong phát ngôn của mình người nói đã không chú ý tới “lịch sự âm tính”, cụ thể là ông bố đã không tế nhị để tránh làm bẽ mặt con rể mà lại thẳng thừng bốp chát về sự kém cỏi tay nghề của anh ta.

Thực ra ngay từ phát ngôn đầu tiên Vẽ hình chị nào treo đó đã có hàm ý. Anh con rể không hiểu ngầm ý của ông nên anh ta đưa ra lời giải thích:

Thầy quên mất nhà con rồi hay sao? Ông bố vợ đành phải nói rõ hơn để

anh con rể có thể hiểu được hàm ý này. Câu nói chứa hàm ý của ông bố vợ, vế đầu tiên là gợi ý để người nghe suy ra cách hiểu vế sau và cả câu: Vợ anh tôi còn thấy nó giống người, chứ còn hình của anh thì chẳng những không giống anh mà còn tệ hơn chẳng giống cả người bình thường nữa – tức là: anh vẽ xấu, anh không có khả năng về hội họa.

Nếu giải đoán được hàm ý, anh con rể sẽ nhận ra sự thật và lí do vì sao nghề của anh ta không thể là cái “cần câu cơm” cho cả gia đình.

Thiếu khiêm tốn thông qua hàm ý hội thoại Ví dụ (19): 2(III). CÂU ĐỐI [1, 254]

Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng chòng ghẹo chơi. Đương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên là Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến béo tai, bảo:

- Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho: Lợn cấn ăn cám tốn

Quỳnh đối ngay:

Chó khôn chớ cắn càn

Ông Tú lại ra một câu nữa, câu này có ý tự phụ mình là ông Tú:

Giời sinh ông Tú Cát

Quỳnh lại đối:

Đất nứt con bọ hung

Tình huống của hàm ý gây cười gồm một ông Tú, Quỳnh và khách khứa tại bữa giỗ nhà Quỳnh. Phần dẫn chuyện cho biết ông Tú là người thường tự phụ cho rằng mình hay chữ.

Hội thoại trong truyện được thể hiện dưới dạng câu đối. Câu đối thứ nhất xác nhận khả năng đối của Quỳnh, câu đối thứ hai, phần in đậm cả hai vế câu đều chứa hàm ý.

Về phía ông Tú, vế đối chứa hàm ý có tiền giả định về Đấng thiêng liêng cao cả, gắn với từ giời (trời), sự tốt lành gắn với từ cát (tốt) và một học vị cao thời phong kiến gắn với chữ (tú tài). Câu đối này lộ ra hàm ý tự giới thiệu huênh hoang về mình - một ông Tú tài ba được trời sinh!

Như vậy, vế đối của ông Tú vừa khoe chữ vừa coi thường người đối thoại, tức là trong phát ngôn ông Tú đã cố tình không tuân thủ phép lịch sự chuẩn mực.

Vế đối của Quỳnh lời và ý đều rất chỉnh, tuy nhiên Quỳnh đã xúc phạm nghiêm trọng đến thể diện của người đối thoại: đem đối “con bọ hung” với “ông Tú Cát”, mà cái hàm ý thâm thúy ở đây là: bọ hung là thứ hay rúc ăn…phân người, ai cũng ghê tởm.

Khách khứa đến ăn giỗ và độc giả cùng cười sảng khoái về một lời châm biếm thông minh, sâu cay, hợp lòng người, để rồi chê cho một ông Tú vì đánh giá quá cao bản thân mà bị “mắc lỡm”. Cách xử sự sai lầm của ông ta là một bài học về đối nhân xử thế.

1.3. Tiểu kết chương một

- Mỗi biện pháp gây cười tồn tại và được sử dụng thành công trong các truyện cười dân gian Việt Nam đều do vi phạm nguyên tắc chiếu vật, nguyên tắc lập luận hay vi phạm nguyên tắc hội thoại. Người nói cố tình không tuân thủ qui tắc đã biết, người nghe hiểu chủ ý của người nói và chấp nhận cộng tác.

- Các nội dung trong chương một gồm có: + Khái niệm về logic học.

+ Mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ.

+ Lí thuyết hội thoại.

+ Cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện cười.

Những vấn đề lí thuyết kể trên chưa phải là tất cả, tuy nhiên đây là những định hướng để người viết tiến hành tìm hiểu ở chương sau.

Chương 2: Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam

2.1. Nhận xét chung

Như vậy, theo những vấn đề lí thuyết đã trình bày ở chương một ta thấy truyện cười vi phạm rất nhiều phương châm hội thoại cũng như phương châm lịch sự. Sự vi phạm này là cơ sở để tạo ra một số các loại logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam. Chương này chúng tôi xin trình bày một số loại logic mà chúng tôi đặt tên dựa trên sự vi phạm phương châm hội thoại cũng như phương châm lịch sự của một số truyện cười dân gian Việt Nam.

2.2. Các loại logic trong truyện cười dân gian Việt Nam

2.2.1. Logic chống chế ngụy biện2.2.1.1. Phân tích ví dụ 2.2.1.1. Phân tích ví dụ

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w