NGƯỜI CHẾT NHẦM THÌ CÓ [1, 109]

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 33)

- Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh lại khác bây giờ chăng!

68. NGƯỜI CHẾT NHẦM THÌ CÓ [1, 109]

Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà nọ. Vợ chủ nhà chết, chủ nhà nhờ thầy làm cho một bài văn tế. Thầy liền sao ngay bài văn tế bố mình cho chủ nhà. Lúc đọc lên, mọi người cười ầm. Nhà chủ trách thầy:

- Sao thầy lại nhầm như thế? Thầy trừng mắt cãi:

- Văn tế thì nhầm sao được! Họa chăng có người nhà ông chết nhầm thì có!

* Cơ chế gây cười

Truyện gây cười do vi phạm qui tắc hội thoại, cụ thể thầy đồ đã vi phạm nguyên tắc về chất trong “lời cãi” của mình. Việc thầy đồ chép nhầm bài văn tế bố cho chủ nhà đọc trong lễ tang của vợ mình là sai lầm đáng cười, đã được kiểm chứng và không thể chối cãi được. Ấy vậy mà thầy đồ vẫn cố cãi:

Văn tế thì nhầm sao được! Họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có!

Lí do thầy đồ đưa ra là phi logic so với thực tế khách quan. Logic thông thường không bao giờ cho phép tồn tại việc “chết nhầm”. Nghĩa của từ “nhầm” là “nhận thức cái nọ ra cái kia, do sơ ý hay thiếu hiểu biết” (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê). Nói cách khác, nhầm là do sơ ý hoặc thiếu hiểu biết mà có nhận thức sai hoặc làm một việc gì đó bị sai, bị nhầm như: đọc nhầm, chép nhầm, đi vào nhầm nhà, tưởng nhầm,… Còn “chết” là sự tiêu biến, không tồn tại nữa, nó không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Nó chỉ có thể đã hoặc chưa xảy ra chứ không thể xảy ra “nhầm”. Người đọc bật cười vì không hiểu tại sao thầy đồ lại có thể “nhầm” đến thế! Câu cãi của thầy đồ rõ ràng là phi logic, là sai do đã vi phạm các nguyên tắc ngữ dụng.

* Logic của sự vi phạm

Mặc dù phi logic khi so sánh với các nguyên tắc ngữ dụng đã được thừa nhận song câu cãi của thầy đồ vẫn có logic, có lí riêng của nó khi đặt trong văn cảnh cụ thể của truyện. Thầy đồ vốn là một ông thầy vô cùng dốt nát, không thể viết nổi một bài văn tế, ngay đến việc chép lại cũng nhầm. Sự nhầm lẫn bài văn con tế bố với bài văn chồng tế vợ đã tạo nên tình huống khôi hài trong buổi cúng. Chủ nhà trách thầy đồ là đúng, là có cơ sở bởi việc nhầm của thấy đã diễn ra rồi. Còn thầy đồ, trước lời buộc tội của chủ nhà vẫn cố cãi, không chịu thừa nhận mình sai. Câu cố cãi của thầy đồ có logic chống chế, gắn với tâm lí thầy đồ lúc này. Nếu thừa nhận mình sai đồng nghĩa với việc nhận mình dốt nát, thầy buộc lòng phải chống chế, ngụy biện để cứu vớt danh dự. Nhưng do bản chất dốt nát, lại vừa bị chủ nhà trách đột ngột nên thầy buộc phải cãi liều. Sự chống chế và thái độ hùng hổ cãi lại của thầy không thanh minh nổi cho hành động nhầm lẫn tai hại. Trái lại, sự chống chế càng bộc lộ rõ bản chất dốt nát, lí sự “cùn” của ông thầy.

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w