SỢ VỢ ĐẺ [1, 195]

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 36)

- Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh lại khác bây giờ chăng!

170. SỢ VỢ ĐẺ [1, 195]

Có một anh thấy người ta nói chó đẻ dữ lắm, tới nhà ai có chó đẻ thì phải cầm gậy, phòng nó cắn. Một hôm vợ đẻ, anh ta nghĩ rằng chắc người đẻ cũng dữ như chó đẻ, nên anh ta không dám bén mảng đến chỗ vợ nằm,

luôn luôn có cái gậy để bên cạnh phòng khi bất trắc. Tránh mãi cũng không được, một lần chị vợ gọi anh ta mang cơm vào. Anh ta sợ quá, một tay cầm gậy một tay cầm bát cơm, lấm lét bước vào. Chị vợ trông thấy điệu bộ như vậy, liền nhăn răng ra cười. Anh ta thấy thế, tưởng vợ sắp cắn, vội vứt cả gậy cả bát cơm, bỏ chạy mất!

*Cơ chế gây cười

Truyện gây cười do cách suy luận có vẻ chân chất, ngờ nghệch của anh chồng có vợ đẻ. Cụ thể là anh ta thấy người ta nói chó đẻ dữ lắm, tới nhà có chó đẻ phải cầm gậy phòng chó cắn. Và khi vợ anh ta đẻ, anh ta suy ra một cách trực tiếp: chó đẻ dữ suy ra vợ đẻ cũng dữ và không dám bén mảng vào chỗ vợ nằm, luôn cầm gậy phòng khi bị vợ cắn. Một lần phải mang cơm cho vợ, tay cầm gậy tay cầm cơm vợ cười anh lại tưởng vợ sắp cắn nên vứt tất cả mà chạy. Anh có cách suy luận rất ngờ nghệch, anh đánh đồng vợ với chó, chó đẻ cắn và vợ đẻ cũng có thể cắn. Chó chỉ là con vật ý thức sao bằng người vậy mà anh ta đem so sánh với vợ. Cách suy luận ngốc nghếch này làm người đọc bật cười. Câu chuyện rõ ràng là phi logic, là nói quá, phóng đại sự thật.

*Logic của sự vi phạm

Mặc dù cách suy luận của anh ta thật ngớ ngẩn, hành động của anh ta thật kì quặc, rõ ràng là phi lí. Nhưng khi xem xét những hành động ấy chúng tôi nhận thấy giữa những hành động ấy có lí riêng của nó. Chó đẻ rất dữ, rất dễ cắn người. Người đẻ cũng có thể như vậy chứ! Anh có vợ đẻ là một nông dân tầm hiểu biết không thoát khỏi lũy tre làng, hơn nữa lại nghe người ta nói chó đẻ rất dữ. Bản thân anh cũng chưa có con, vợ đẻ lần đầu nên không tránh khỏi có sự suy luận chân chất trên. Ấy vậy mà anh ta vẫn nghĩ sự suy luận ấy là logic. Có thể gọi tên logic ấy là logic suy luận máy móc. Đây là sự logic của người chưa có kinh nghiệm cũng như chưa trải qua thực tế. Thế nhưng người đọc vẫn không khỏi bật cười vì sự suy luận ấy. Người đọc nhận ra suy nghĩ kì quặc, không bình thường của anh

chàng còn bản thân nhân vật lại không nhận ra điều ấy. Logic của suy luận máy móc chi phối mọi hành động, suy nghĩ của anh chàng.

SANG CẢ MÌNH CON

Mùa hè nóng nực một lão nhà giàu đi chơi về mồ hôi đầm đìa như tắm. Lão sai đầy tớ lấy quạt ra quạt. Đầy tớ hì hục quạt một lúc, lão nhà giàu ráo mồ hôi, khoái chí nói:

- Ờ… mồ hôi của tao nó đi đâu hết cả rồi đấy nhỉ? Đầy tớ đặt quạt xuống thưa:

- Dạ! Nó sang cả mình con rồi đấy ạ.

*Cơ chế gây cười

Truyện gây cười do cách suy luận hết sức ngây thơ của chú bé người ở. Khi ông chủ đi chơi về giữa trời nóng nực, mồ hôi vã ra như tắm mới bắt đầy tớ lấy quạt ra quạt cho ông ta. Khi đã ráo mồ hôi, ông ta không biết mồ hôi của mình đi đâu, và câu trả lời ngây thơ của chú bé đã vi phạm nguyên tắc về chất:

Dạ! Thưa ông, nó sang cả mình con rồi ạ!

*Logic của sự vi phạm

Câu trả lời của chú bé ẩn chứa phán đoán sai logic, bởi thực tế không thể có hiện tượng mồ hôi của lão chủ “sang” cả mình đứa ở. Phán đoán này gắn với hiện thực tình huống truyện: chú bé quạt cho chủ nên chủ ráo mồ hôi, lúc này mồ hôi của chú lại chảy đầm đìa. Và như vậy trong hoàn cảnh xã hội xưa, câu hỏi này lại tồn tại logic suy luận. Truyện mở ra khung cảnh khổ sở của những chú bé đi ở ngày xưa qua lời nói tưởng như “ngây thơ, dớ dẩn”. Câu chuyện đòi hỏi người đọc phải có một tư duy logic đúng đắn, có hiểu biết về logic lịch sử mới phát hiện ra tầng sâu ý nghĩa ẩn giấu sau những câu nói có vẻ phi logic. Truyện không chỉ là truyện cười mà còn chứa đựng ý nghĩa tố cáo sâu sắc, thể hiện sự cảm thông đối với những con

người bất hạnh. Sử dụng tư duy logic đúng đắn sẽ giúp chúng ta nhận ra hàm ý của những câu nói tưởng như phi logic.

2.2.2.2. Cơ sở hình thành logic suy luận

Logic suy luận hình thành trên cơ sở những mối quan hệ nhất định của các sự kiện trong truyện. Chẳng hạn: chó đẻ dữ suy ra người đẻ cũng dữ, người đang có mồ hôi thì ráo mồ hôi còn người không có mồ hôi lại vã mồ hôi suy ra mồ hôi chuyển từ người này sang người khác. Những cách suy luận này rõ ràng có logic, có cơ sở suy luận, không phải nói bừa. Như vậy, có một loại logic tồn tại như một phương tiện gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam. Đó là logic suy luận.

Nguyên nhân tạo nên logic suy luận là do nhân vật thiếu hiểu biết về đối tượng. Những phán đoán nhân vật đưa ra làm cơ sở cho suy luận của mình bao giờ cũng sai, không hợp logic tạo ra tiếng cười. Mặc dù phi logic so với khách quan song những suy luận ấy lại có logic riêng trong tư duy của nhân vật.

2.2.3. Logic lập lờ2.2.3.1. Phân tích ví dụ 2.2.3.1. Phân tích ví dụ

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w