- Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh lại khác bây giờ chăng!
2. Việc nghiên cứu logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam,
chúng tôi tạm rút ra một số điều có tính chất tổng kết khái quát như sau:
2.1. Logic trong các truyện cười dân gian – một thể loại văn học, là một
vấn đề rất thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Sự tồn tại logic trong những hiện tượng, sự kiện vốn bị coi là phi logic cho ta thấy sự phong phú, phức tạp của ngôn ngữ, nhất là về ngữ nghĩa. Ranh giới giữa logic và phi logic rất mong manh. Không có tư duy logic đúng đắn sẽ rất dễ nhầm lẫn các hiện tượng với nhau dẫn tới hiểu sai, hiểu không đầy đủ về các hiện tượng, sự kiện. Khi tìm hiểu một số truyện cười, chúng tôi nhận thấy chính logic trình bày trong các truyện đã góp phần tạo nên logic của những hiện tượng, sự kiện phi logic. Sự tồn tại những loại logic nêu trên (có thể là
chưa hết) tạo nên đặc trưng riêng của truyện cười dân gian Việt Nam - những truyện “bịa” nhưng có lí và luôn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
2.2. Sự vi phạm qui tắc hội thoại trong một số truyện cười được phân tích
đều có logic riêng của nó. Có khi theo kiểu chống chế ngụy biện, khi thì theo kiểu logic suy luận,… Nhìn chung sự vi phạm khá đa dạng, phong phú tạo nên tiếng cười đa sắc điệu: lúc cười sảng khoái giải trí, khi lại cười mỉa mai châm biếm sâu cay, cười ra nước mắt.
2.3. Tuy người viết đã cố gắng say mê nghiên cứu, tìm hiểu song khóa
luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, phạm vi tư liệu còn hạn chế, người viết chưa “thẩm thấu” được sâu sắc các lí thuyết về ngôn ngữ học nên kết quả nghiên cứu còn mang tính chủ quan, cảm tính. Để có được một công trình nghiên cứu về logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam đòi hỏi không chỉ thời gian mà còn cả trình độ tư duy của người nghiên cứu. Những hạn chế của khóa luận này, người viết hi vọng sẽ có dịp khắc phục ở lần sau trong một công trình nghiên cứu lâu dài và công phu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Chính – Phong Châu (2004), Tiếng cười dân gian Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức và logic phi
hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Dung (1991), Hàm ý hội thoại như một thủ pháp gây
cười trong truyện cười dân gian Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
6. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua
một số hành động nói), Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Hoàng Phê (2003), Logic – ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
10. Nguyễn Đình Quang, Đề cương bài giảng logic học, khoa Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Hoàng Yến (2011), Hàm ý hội thoại trong truyện cười