CON RẮN VUÔNG [1, 162-163]

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 44)

- Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh lại khác bây giờ chăng!

131.CON RẮN VUÔNG [1, 162-163]

Anh chàng kia có tính hay nói khoác. Một hôm đi chơi về bảo với vợ:

- Này mình ạ, hôm nay tôi vào rừng, thấy một con rắn… Ôi chao là to!... Bề ngang đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

Vợ biết tính chồng, muốn trêu một mẻ,liền bĩu môi bảo: - Làm gì có thứ rắn dài như thế?

- Mình không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.

- Một trăm thước cũng không có. Muốn cho vợ tin, anh ta bảo:

- Thật mà! Không đủ một trăm thước cũng đến tám mươi thước. Vợ vẫn lắc đầu:

- Tám mươi thước cũng chẳng có. Chồng vẫn gân cổ cãi:

- Thật đấy mà! Không tám mươi thì cũng sáu mươi. Vợ lại cau mặt:

- Sáu mươi vẫn còn dài. Chồng lại cố ra vẻ thật thà:

- Không đến sáu mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước.

Vợ càng làm già:

- Bốn mươi thước cũng không đến. Chồng đành rút xuống lần nữa:

- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

Lúc này bà vợ mới bò lăn ra cười:

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra con rắn vuông bốn góc à?...

*Cơ chế gây cười

Truyện gây cười do những phát ngôn của người chồng vi phạm qui tắc hội thoại, cụ thể là vi phạm phương châm về chất. Mở đầu câu chuyện, phát ngôn đầu tiên người chồng đã chủ động đưa một thông tin không chính xác, quá xa sự thật về một con rắn anh ta gặp trong rừng. Câu chuyện tiếp tục phát triển vì chị vợ cố ý trêu chồng. Chị biết chồng nói

khoác nhưng lại ra vẻ thừa nhận điều này. Người chồng ra sức bảo vệ lời nói phóng đại của mình, chị vợ mặc nhiên thừa nhận:

Này mình ạ, hôm nay tôi vào rừng, thấy một con rắn… Ôi chao là to!... Bề ngang đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

Tuy nhiên chị vợ một mặt khác cũng gài bẫy chồng để anh lộ ra tính nói khoác. Tất cả bật cười khi cuối cùng con rắn mà anh chồng nhìn thấy là con rắn vuông.

*Logic của sự vi phạm

Cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng vi phạm phương châm về chất khi anh chồng cố tình dựng chuyện phi lí, còn chị vợ lại không chỉ ra chỗ phi lí mà mặc nhiên thừa nhận điều chồng nói. Dù mặc nhiên thừa nhận nhưng chị vợ cứ hết lần này đến lần khác thắc mắc về chiều dài của con rắn làm anh chồng phải nhượng bộ, hạ thấp dần mức độ nói khoác. Anh chồng mải mê với việc làm chị vợ tin chiều dài con rắn mà quên đi chiều rộng cuối cùng còn dài hai mươi thước, con rắn vuông bốn cạnh. Và anh chồng đã lộ bản chất nói khoác của mình. Người vợ trên cơ sở thừa nhận lời chồng nói sau đó dần dần để anh chồng nhận ra mục đích nói khoác của anh ta đã thất bại. Anh chồng trở thành đối tượng cười cho vợ và người đọc biết tính khoác lác của anh ta. “Con rắn vuông” là phi logic so với khách quan, song lại có logic riêng – logic mặc nhiên thừa nhận. Quá trình “gài bẫy” để “gậy ông đập lưng ông” của người vợ diễn ra rất tự nhiên, phù hợp với tâm lí nhân vật.

2.2.4.2. Cơ sở hình thành logic mặc nhiên thừa nhận

Theo Từ điển tiếng Việt thì “mặc nhiên” là hiểu ngầm với nhau, không cần nói nói rõ bằng lời; không tỏ một thái độ nào cả, coi như là việc chẳng quan hệ đến mình (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê, Tr 597). Như vậy, logic mặc nhiên thừa nhận đã thể hiện rất rõ ý nghĩa của những từ tạo nên tên gọi này. Vấn đề đặt ra là logic mặc nhiên thừa nhận được xây dựng trên cơ sở nào?

Qua các ví dụ vừa phân tích ở trên chúng tôi nhận thấy nhiều truyện cười dân gian Việt Nam, đặc biệt là những truyện cười vi phạm các quy tắc hội thoại tồn tại một loại logic gắn với những hiện tượng phi logic so với

các quy tắc chung. Các nhân vật trong truyện mặc nhiên thừa nhận những hiện tượng phi logic so với thực tế khách quan, coi những hiện tượng ấy là có thực, là đúng. Do đó, đặt trong hoàn cảnh riêng của truyện, những sai phạm ấy có logic riêng – logic mặc nhiên thừa nhận. Mục đích của người đối thoại khi thừa nhận tính có lí của những hiện tượng phi logic là nhằm để cho cái sai của nhân vật tự bộc lộ. Đây là biểu hiện của thủ pháp “gài bẫy” hay “gậy ông đập lưng ông” mà người Việt xưa hay dùng được thể hiện nhiều trong truyện cười dân gian. Cái hay hay cái “nhầm” của sự logic là nhân vật vẫn nhận ra cái phi lí của người đối thoại (người cố tình tạo ra vi phạm) song mặc nhiên công nhận những điều sai ấy để “gài bẫy”, hướng người kia tự mâu thuẫn với chính mình. Logic mặc nhiên thừa nhận hình thành trên cơ sở sự mặc nhiên thừa nhận một điều gì đó, dù rõ ràng biết điều đó không đúng sự thật. Sau đó, bằng cách trả lời thông minh, bằng cách dẫn dắt mà dần dần làm bại lộ ý đồ của người kia hay cho người kia thấy được mục đích nói sai sự thật của mình không thành công.

2.3. Tiểu kết chương hai

Để tìm hiểu logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam, ở chương này chúng tôi đi phân tích một số truyện cười. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tìm được một số loại logic trong truyện cười dân gian Việt Nam. Có thể nói mỗi truyện cười được phân tích dường như được xây dựng trên cơ sở một loại logic khác nhau. Qua chương hai này ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Có bốn loại logic khá phổ biến được nhận ra trong các truyện cười dân gian Việt Nam, đó là: logic chống chế ngụy biện, logic suy luận, logic lập lờ và logic mặc nhiên thừa nhận. Các logic này được phân tích khá kĩ qua các ví dụ.

- Có logic được tạo ra do người nói vô tình vì không hiểu biết nhưng cũng có logic được tạo ra một cách cố tình nhằm tạo hàm ý trong truyện.

- Hầu hết các logic đều được tạo ra do sự vi phạm qui tắc hội thoại cụ thể là các phương châm hội thoại. Như vậy có thể nói sự vi phạm qui tắc hội thoại là cơ sở, là điều kiện để hình thành các loại logic. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 44)