0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thôi mời anh xơi nốt, để chúng khỏi lạc đàn!

Một phần của tài liệu LOGIC TRONG MỘT SỐ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

Tình huống của hàm ý gây cười là hai người cùng ăn cơm với đĩa thức ăn có năm con tôm. Một người ăn hết bốn con mới mời người kia.

Ngay trong lời dẫn truyện của tác giả, nhân vật tham ăn đã gây một cảm giác khó chịu, mất cảm tình với độc giả. Sự ngạc nhiên và lời mời của anh ta

Ô kìa! Sao anh không ăn đi? về con tôm cuối cùng trên đĩa chứng tỏ anh ta

chưa nhận ra cái hành động trái bình thường, không hợp với cách ứng xử “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” của người Việt Nam. Anh kia đã khéo léo nhắc nhở để thức tỉnh anh này qua câu nói chứa hàm ý được in đậm ở trên: tôm thường đi có đàn, tôi ăn chỉ sợ con tôm này lạc mất đàn của nó.

Như vậy phát ngôn của người kia có chứa một điều phi lí: tôm đã chín, để trên đĩa mà vẫn có thể theo “đàn” vào miệng của anh tham ăn. Người nói đã không gắn với phương châm về chất (nói điều không chân thực) để biểu thị hàm ý: Anh là kẻ tham ăn.

Nhưng liệu anh tham ăn có hiểu được hàm ý này hay chỉ là sự ngầm hiểu của người nói và độc giả?

Dễ nhận thấy rằng anh tham ăn chỉ mất cảm giác về mình khi bận ăn. Câu hồi đáp của anh kia xuất hiện khi anh này đã dừng ăn và trở về trạng thái bình thường. Tức là anh ta cũng nhận ra điều ngầm ẩn trong phát ngôn này để rồi cũng cười nhưng “cười trừ” bên cạnh sự mỉm cười chế nhạo của anh kia và độc giả.

Cách nói để chúng khỏi lạc đàn cho đến ngày nay vẫn còn được dùng với ý nghĩa tượng trưng như trong câu chuyện dân gian trên.

c) Vi phạm phương châm về quan hệ

Phương châm quan hệ yêu cầu phần đóng góp phải là trọng yếu, phải nói đúng vào đề tài, nói những điều có liên quan, có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.

Trong truyện cười dân gian Việt Nam một số câu chuyện các nhân vật giao tiếp không hiểu nhau, mỗi người nói một đằng, nghĩ một đằng tạo ra sự trật khớp về đề tài hội thoại, đưa vào cuộc thoại những lượng tin tưởng chừng như không trọng yếu. Những hiện tượng này gọi chung là lạc đề, xa đề. Đây là biểu hiện cố ý không tuân thủ triệt để yêu cầu của phương châm quuan hệ để tạo ra hàm ý.

Ví dụ (16): 82. VĂN HAY [1, 122-123]

Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói: - Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?

Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, văn tứ dồi dào, giấy khổ nhỏ không đủ chép, nhưng cũng hỏi lại:

- Bà nói vậy là thế nào? Bà vợ thong thả nói:

- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được!

Tình huống của hàm ý gây cười là câu chuyện giữa hai vợ chồng thầy đồ khi thầy đang cặm cụi viết bài trên giấy. Câu hỏi mở đầu của bà đồ có hàm ý nhưng ông chồng không hiểu, bà đồ đành trình bày lại hàm ý bằng câu nói tiếp theo.

Câu nói của bà vợ nằm ngoài ước đoán của thầy đồ. Thầy đinh ninh đó là lời vợ khen tài văn chương của mình, và đó cũng là lí do để bà đồ phải nói rõ hơn hàm ý của mình trong câu kết truyện. Bà không chê văn của chồng trực tiếp mà chê gián tiếp, nói ra điều mình nghĩ một cách hàm ẩn.

Như vậy đề tài cuộc thoại nói về khả năng văn chương của thầy đồ, tuy nhiên người vợ trong các câu nói tường minh của mình lại trình bày về vấn đề sử dụng giấy. Người nói đã lạc đề tức là cố ý không gắn với phương châm quan hệ trong hội thoại. Cách diễn đạt không bình thường này làm cho thầy đồ phải chú ý đến mức hiểu nhầm để rồi hỏi lại mới tìm ra cái ngầm ý của vợ mình: Ông viết văn giống như người ta bôi bẩn tờ giấy để nó trở thành giấy loại.

d) Vi phạm phương châm cách thức

Phương châm cách thức yêu cầu phần đóng góp phải rõ ràng, cụ thể là không tối nghĩa, không mơ hồ, phải ngắn gọn, phải có thứ tự.

Trong truyện cười dân gian Việt Nam xuất hiện một số cách nói không đúng yêu cầu của phương châm cách thức để tạo nên hàm ý.

Ví dụ (17): 156. VẼ MẶT KHI VAY TIỀN [1, 185]

Một anh đi vay tiền bạn, đem giấy chực viết văn tự. Anh bạn bảo rằng:

- Thôi! Đừng bày đặt văn tự, văn khế làm gì, anh đưa giấy đây, tôi vẽ mặt anh là đủ.

Anh kia hỏi: - Vẽ để làm gì?

Một phần của tài liệu LOGIC TRONG MỘT SỐ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

×