BẨM CHÓ CẢ [1, 56-57]

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 40)

- Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh lại khác bây giờ chăng!

5. BẨM CHÓ CẢ [1, 56-57]

Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thủa trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết.

Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:

- Chẳng mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.

Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì…

Nhà nho thong thả nói:

- Đây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

*Cơ chế gây cười

Truyện gây cười do vi phạm qui tắc hội thoại, cụ thể là nhà nho vi phạm phương châm cách thức trong lời nói của mình. Nhà nho vốn là người khinh bọn quan lại tham nhũng. Một hôm, các quan đến nhà chơi, nhà nho làm cơm mời các quan. Quan ăn các món thấy ngon mới hỏi món gì. Nhà nho đáp:

Đây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

Câu nói này được nói tắt và cũng vi phạm cả phương châm lượng: nói thiếu tin. Khi nghe phát ngôn này, người ta sẽ không rõ “chó” ở đây là thịt chó mà các quan đang ăn hay là con chó ám chỉ các quan. Các đại từ “đây”, “kia” có ý nghĩa chỉ xuất nơi chốn, xác định vị trí trong không gian của vật (đĩa đựng thức ăn) hay người (chỉ các quan đang ngồi gần xa).

*Logic của sự vi phạm

Liệu có phải nhà nho cố tình nói tắt, vi phạm phương châm cách thức tạo tiếng cười hay không? Chính kiểu nói lập lờ này là cách mỉa mai, chửi rủa các quan sâu cay. Trong đĩa quả thực toàn thịt chó, món nào cũng chế biến từ thịt chó. Tuy nhiên, thầy đồ đã cố tình lược bỏ từ “thịt” tạo nên tính lập lờ trong lời nói. Lối nói lấp lửng, mơ hồ này đã khiến người nghe có thể hiểu câu nói của nhà nho theo cả hai cách “thịt chó” hay “đồ chó”. Do vậy mà nhà nho tránh được sự quở phạt do sỉ nhục các quan “toàn là đồ

chó cả”. Như vậy rõ ràng tồn tại logic lập lờ trong câu chuyện này. Cũng như những câu chuyện khác sử dụng tính đa nghĩa của lời nói trong câu chuyện có vai trò tạo hiệu quả gây cười và mục đích phê phán. Logic lập lờ thể hiện sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thú vị của ngôn ngữ tiếng Việt.

2.2.3.2. Cơ sở hình thành logic lập lờ

Trong thực tế có rất nhiều những lời nói, việc làm hay hành động, thái độ lập lờ, khó hiểu. Cơ sở của những lập lờ này là dựa trên tính chất hai mặt, không rõ ràng của ý nghĩa lời nói, hành động,… Mục đích của người sử dụng lời nói, hành động “lập lờ” là nhằm lẩn tránh hoặc che giấu điều gì. Do đó, chắc chắn tồn tại logic lập lờ trong những hành động lời nói không rõ ràng.

Qua tìm hiểu một số truyện cười dân gian, chúng tôi nhận thấy trong những truyện gây cười do vi phạm qui tắc hội thoại (dựa trên tính mơ hồ về nghĩa của phát ngôn) thường tồn tại logic lập lờ. Những vi phạm ấy khi so sánh với logic khách quan sẽ bị coi là phi logic song đặt trong ngữ cảnh riêng của truyện chúng lại có ý nghĩa, có lí bởi hàm ý mà người phát ngôn (tác giả) gửi gắm. Những lời nói đa nghĩa, những câu nói mơ hồ và cả tính đa chiếu vật khi được tác giả sử dụng cho người phát ngôn bao giờ cũng thể hiện mục đích nào đó. Để sử dụng được câu nói lập lờ, người sử dụng phải nhận thức trước được hiệu quả tạo ra hàm ý của lời nói ấy. Nói cách khác, chắc chắn tồn tại logic lập lờ trong truyện cười dân gian Việt Nam. Những câu chuyện về logic lập lờ đã phân tích phần nào cho thấy điều đó.

Việc nhận diện được logic lập lờ trong truyện cười dân gian Việt Nam có vai trò quan trọng của ngữ cảnh, sự đúng sai của lời nói lập lờ, việc nên hiểu theo nghĩa nào là đúng đắn với hoàn cảnh cụ thể của truyện.

Logic lập lờ hình thành trên cơ sở những cách nói không rõ ý nghĩa, mơ hồ về nghĩa, do cố tình tạo ra sự vi phạm qui tắc hội thoại để tạo ra nhiều cách hiểu. Vì có nhiều cách hiểu, tốt có xấu có, nên có khi người ta

biết rõ mình đang bị mỉa mai, xỏ xiên mà không thể làm gì được. Rõ ràng có thể hiểu theo cả hai cách đều đúng. Người tạo ra logic lập lờ phải là người thông minh, nhanh nhạy, biết lựa chọn cách nói lập lờ để không phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

2.2.4. Logic mặc nhiên thừa nhận2.2.4.1. Phân tích ví dụ 2.2.4.1. Phân tích ví dụ

Một phần của tài liệu Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w