Ội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 72)

cơ chế tự vệ song phương có thểđược kích hoạt nếu việc cắt giảm thuế làm nhập khẩu từ EU hoặc từ Hàn Quốc gia tăng tới mức và trong nhữngđiều kiện có thể gây ra hoặcđe dọa gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với một ngành trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Theo FTA EU-Hàn Quốc, các Bên vận dụng cơ chế tự vệ song phương có thể:

a. Tạm hoãn việc tiếp tục cắt giảm thuếđối với sản phẩm liên quan; hoặc

b. Tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhưng không vượt quá (i) mức thuế

nhập khẩu MFN áp dụng đối với sản phẩm liên quan vào thời điểm áp dụng

biện pháp này, cũng như (ii) mức thuế nhập khẩu cơ bản quy định tại Biểu cam kết gắn với Hiệpđịnh.

Cơ chế tự vệ song phương này chỉđược kích hoạt nếuđã thực hiệnđiều tra theo đúng các yêu cầu về thủ tục tạiĐiều 3 và 4.2(c), với các tiêu chí quy định tạiĐiều 4.2(a) của Hiệpđịnh về

Tự vệ của WTO. Các Điều này được tham chiếu và lồng ghép vào trong Hiệpđịnh FTA, với

nhữngđiều chỉnh thích hợp.

Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc quy định việc điều tra phải được hoàn tất trong vòng 1 năm.

Điều này lấp hẳn chỗ trống trong quy tắc của WTO vì WTO không có quy định như vậy. Theo Hiệpđịnh FTA EU-Hàn Quốc, cơ chế tự vệ song phương chỉđược áp dụng:

35

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN36 36

Hội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN 37 37

Xem Mục A Chương III để biết thêm về các quy tắc đối với biện pháp tự vệ song phương. Lưu ý rằng cơ chế

72

a. Trong chừng mực và khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc bù đắp tổn thất

nghiêm trọng và tạođiều kiện cho sựđiều chỉnh;

b. Trong vòng 2 năm và có thể gia hạn thêm 2 năm nữa nếu các cơ quan có thẩm quyền

xác định rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệđể ngăn chặn hoặc bù đắp tổn thất

nghiêm trọng và tạo điều kiện cho sự điều chỉnh, và đáp ứng yêu cầu về bằng chứng

cụ thể; và

c. Nếuđược sựđồng ý của Bên kia, nếu biện pháp này được áp dụng sau thời kỳ chuyển đổi. Thời kỳ chuyểnđổi của cơ chế tự vệ song phương EU-Hàn Quốcđối với mỗi sản

phẩm là khoảng thời gian kể từ khi FTA có hiệu lực cho đến sau 10 năm kể từ ngày hoàn tất việc cắt giảm thuế nhập khẩu.

Hiệpđịnh FTA EU-Hàn Quốc cũng cho phép khả năng áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời. Ngoài ra, Hiệp định này yêu cầu Bên áp dụng cơ chế tự vệ song phương phải tham vấn với

Bên kia với mục đích đạt được thỏa thuận về mức đền bù. Nếu không đạt được thỏa thuận, Bên chịuảnh hưởng của biện pháp tự vệ có thể tạm ngừng nhân nhượng nhưng chỉđược thực

hiện sau khi biện pháp tự vệđã được áp dụng 2 năm.38

So sánh cơ chế tự vệ giữa ACFTA và WTO cho thấy mức độ hỗ trợ của cơ chế khu vực

‘mềm’ hơn mức độ cho phép theo cơ chế tự vệ của WTO. Điều này phần nào có thể lý giải được vì trên thực tế trong bất cứ trường hợp nào Hiệp định TIG cũng không được phép làm giảm các quyền hạn và nghĩa vụ mà các Bên đã cam kết theo các Hiệpđịnh WTO (tất nhiên là chỉđối với các thành viên WTO).

Trước hết, cơ chế tự vệ theo ACFTA về bản chất chỉ mang tính ‘chuyểnđổi’ nghĩa là việc áp dụng cơ chế này chỉ hạn chế trong giai đoạn chuyểnđổi áp dụngđối với từng loại sản phẩm. Thứ hai, cơ chế theo ACFTA giới hạn các biện pháp tự vệở hình thức tăng thuế và không cho phép áp dụng các hạn chếđịnh lượng (là các biện pháp mà Hiệpđịnh về Tự vệ của WTO cho phép). Thứ ba, mức tăng thuế mà một Bên được phép áp dụng với ý nghĩa là biện pháp tự vệ

bị giới hạnở mức thuế MFN WTO áp dụngđối với sản phẩm liên quan tại thờiđiểm áp dụng

biện pháp. Điều này có nghĩa là trong tình huống xấu nhất, một Bên không được đối xử kém

ưu đãi hơn mức theo các Hiệpđịnh WTO. Thứ tư, thời hạn áp dụng biện pháp bị giới hạn là 4 năm, và thậm chí còn giảmđi nếu thời gian chuyểnđổi chấm dứt trước thời hạn này. Về vấn đề này, cần lưu ý rằng Hiệpđịnh TIG đã quy định rõ việc không được phép áp dụngđồng thời đối xửđặc biệt và khác biệt của WTO khi đã áp dụng các biện pháp tự vệ theo ACFTA.39

Cơ chế tự vệ theo ACFTA có nhiềuđiểm tương đồng với cơ chế của Hiệpđịnh FTA EC-Hàn Quốc. Trong cả hai trường hợp, thời hạn tối đa của biện pháp tự vệ đều là 4 năm. Ngoài ra, các điều kiện áp dụng phần lớn như nhau (trừ việc Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc không đề

cập đến “các diễn biến không lường trước được”). Hơn thế, cả hai cơ chế song phương này

đều loại bỏ khả năng áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn chếđịnh lượng. Cuối cùng, cả hai cơ chếđều mang tính ‘chuyểnđổi’.

Điểm khác biệt chính giữa hai cơ chế này liên quan đến thời hạn chuyểnđổi áp dụngđối với

mỗi sản phẩm (cụ thể là 5 năm với ACFTA và 10 năm với EU-Hàn Quốc kể từ khi hoàn tất

việc cắt giảm thuế). Ngoài ra, Hiệpđịnh FTA EU-Hàn Quốc còn quy định khung thời gian đối

38

Xem Phần A Chương III Hiệp định FTA EC - Hàn Quốc. 39

Nói cách khác, dường như vì tất cả các Thành viên ACFTA đều là các nước đang phát triển (theo định nghĩa

của WTO), quy tắc của WTO về cách thức các nước phát triển phải đối xử với các nước đang phát triển đã áp dụng một cách máy móc cho ACFTA. Trong khi điều này ‘đồng bộ hóa’ các điều khoản của WTO và ACFTA liên quan đến việc áp dụng tự vệ, có thể lập luận rằng các nước CLMV đáng ra nên được đối xử đặc biệt và khác biệt hơn so với các nước ASEAN 6.

73

với việc điều tra, trong khi cơ chế tự vệ của ACFTA không có quy định này vì dựa vào các quy tắc tương ứng của WTO. Cuối cùng Hiệpđịnh FTA EC-Hàn Quốc không đặt ra ngưỡng

tối thiểu cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ.

Hiệp định TIG của ACFTA dường như hạn chế các giải pháp tình thế mà các Thành viên ASEAN có thể áp dụng đối với nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, theo Điều 14 Hiệp định

TIG, các Thành viên ASEAN đã đồng ý công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trườngđầy đủ và kể từ ngày ký kết Hiệp định TIG sẽ không áp dụng Mục 15 và 16 Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc, Đoạn 242 Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của

Trung Quốc trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và mỗi Thành viên ASEAN.

Đoạn 242 Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Trung Quốcđề ra một cơ chế

tự vệ cụ thểđối với nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ Trung Quốc. Cơ chế này hết hạn vào năm 2008. Mục 15 Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc liên quan đến cách đối xử

với Trung Quốc trong việc so sánh giá để xác định biên độ bán phá giá và trợ cấp (Xem phần

dưới đây). Mục 16 đề ra Cơ chế tự vệ trong thời kỳ chuyển đổiđối với sản phẩm cụ thể (sau

đây gọi là “TPSGM”), sẽđược kích hoạt nếu hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào lãnh thổ

của một thành viên WTO với số lượng gia tăng đột biến và trong nhữngđiều kiện có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra sự đổ vỡ thị trường đối với các nhà sản xuất trong nước về các sản

phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh.

Sựđổ vỡ thị trường phát sinh khi việc nhập khẩu một mặt hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực

tiếp với mặt hàng sản xuất bởi ngành trong nước tăng nhanh về số lượng hoặc so sánh tương

đối đến mức có thể là nguyên nhân quan trọng cho việc gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất

nghiêm trọng cho ngành trong nước. Vì thế, ngưỡng cho việc áp dụng biện pháp này dường

như được nới lỏng hơn ngưỡng quy định cho việc áp dụng biện pháp tự vệ của WTO (so sánh giữa sự đổ vỡ về thị trường và tổn thất nghiêm trọng). Cơ chế này đề ra việc tham vấn song phương và nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì thành viên WTO chịu ảnh hưởng có quyền rút lại nhân nhượng hoặc bằng cách khác hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm liên quan từ Trung Quốc. Cơ chế TPSGM sẽ hết hạn vào năm 2013.

Về nguyên tắc, dường như Việt Nam có thể vận dụng TPSGM đểđối phó với sự gia tăng nhập khẩu

sản phẩm cụ thể từ Trung Quốc có thể gây ra sựđổ vỡ thị trường. Tuy nhiên, Điều 14 Hiệpđịnh TIG ngăn cản việc vận dụng cơ chế này.

Trên cơ sở phân tích ở trên, có thể kết luận rằng các biện pháp phòng vệ thương mại mà Việt Nam có thể vận dụngđểđối phó với sự gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc gây ra hoặcđe dọa gây ra tổn thất

cho ngành trong nước là các biện pháp tự vệ theo WTO hoặc cơ chế tự vệ của ACFTA quy định tại

Hiệpđịnh TIG.40 Trái với quy tắc của WTO về tự vệ, phạm vi thực sự của cơ chế tự vệ trong ACFTA chỉ có thểđánh giá được bằng cách tính toán giai đoạn quá độ. Đối với Việt Nam, giai đoạn quá độ có thể kéo dài đến 2020 (các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm thông thường) và 2025 (các sản phẩm

thuộc Danh mục hàng nhạy cảm).

Phải nhấn mạnh rằng tất cả các biện pháp phòng vệ thương mại (dù theo cơ chế tự vệ của WTO hay ACFTA) Việt Nam quyếtđịnh áp dụng và thực hiệnđều phải trả giá đáng kể. Cụ thể, phí tổn là mức độđền bù mà Việt Nam phải trả cho đối tác thương mại“đểđổi lấy” việc áp dụng biện pháp tự vệ và hạn chế nhập khẩuđối với các sản phẩm cụ thể. Vì lý do này, Việt Nam cần xem xét nhiều cách tiếp

cận khác nhau đểđáp ứng nhu cầu bảo hộ hiện tại cũng như trong tương lai, đặc biệt lưu ý lồng ghép các công cụđã đề cậpở phần trên vào các FTA hiệnđang đàm phán hay trong tương lai sẽđàm phán.

40

Lưu ý rằng Điều 11 TIG cũng quy định khả năng áp dụng các biện pháp hạn chế cho mục đích đảm bảo cân

bằng thanh toán theo quy định của WTO. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ được áp dụng trong những tình huống rất cụ thể.

74

1.2 Chống bán phá giá và đối kháng

Bất kể nhiệm vụ đàm phán đặt ra ởĐiều 3 Hiệp định khung, Hiệpđịnh TIG vẫn không thiết

lập ra các quy tắc về chống bán phá giá và đối kháng cụ thể trong khuôn khổ ACFTA, do đó

về các nội dung này, các Bên sẽ tuân thủ theo quy định của WTO. Tuy nhiên, liên quan đến

khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá, theo Điều 14 Hiệp định TIG, các Thành viên ASEAN đã đồng ý công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trườngđầyđủ.

Xét đến việc Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Mục

15 Nghịđịnh thư về việc gia nhập WTO của Trung Quốc cho phép cơ quan điều tra của các thành viên WTO được phép sử dụng mức giá và chuẩn mực của một nước thứ ba khi so sánh giá cho mụcđích xác định biên độ bán phá giá và trợ cấp. Cách thức này thường dẫnđến kết

quả phát hiện có bán phá giá và trợ cấp, từđó mức thuế chống bán phá giá và đối kháng cao sẽ được áp dụng. Theo Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Trung Quốc, khả năng áp dụng mức giá của nước thứ ba trong việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp liên quan đến các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ hết hạn vào năm 2016.

Việc thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầyđủ có nghĩa là khi tính toán biên độ

bán phá giá và trợ cấp trong quá trình điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp liên quan

đến các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, các Thành viên ASEAN không được sử dụng

mức giá và chuẩn mực của nước thứ ba. Quy định này khiến cho các ngành sản xuất của Việt

Nam gặp bất lợiđáng kể so với các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, đặc biệt là khi cả hai đều

là nhà sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và Việt Nam có thể sẽđứng trước tình huống phải cân nhắc khả năng điều tra chống bán phá giá các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc cạnh tranh không bình đẳng với sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh do trong nước sản xuất.

Việc thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trườngđầyđủ cũng làm cho các sản phẩm Việt

Nam phảiđối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại cứng rắn hơn và cạnh tranh khốc

liệt hơn trong lãnh thổ của các Bên khác tham gia ACFTA cũng như trong lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc, so với các sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc. Cụ thể, sản phẩm của Việt

Nam sẽ phải đối mặt với mức thuế chống bán phá giá và đối kháng cao hơn khi có bất kỳ

cuộc điều tra nào của một Thành viên ASEAN khác vì các quy tắc áp dụng trong khuôn khổ

ASEAN FTA (và giữa các Thành viên ASEAN) liên quan đến việc điều tra và thủ tục chống

bán phá giá sẽ căn cứ vào quy tắc của WTO. Nghịđịnh thư về việc gia nhập WTO của Việt

Nam sẽ cho phép cơ quan điều tra của thành viên WTO được phép sử dụng các chuẩn mực

thay thếđể so sánh giá trong việcđiều tra chống bán phá giá và đối kháng cho đến năm 2018.

Vì rằng các Thành viên ASEAN có thể áp dụng các chuẩn mực của nước thứ ba trong việc

tính biên độ bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam41, trong khi không được phép làm như vậy đối với sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc do ACFTA, sản

phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bịđối xử kém ưu đãi hơn trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp bởi các Thành viên ASEAN khác so với sản phẩm của Trung Quốc.

41

Vì liên quan đến chống bán phá giá và chống trợ cấp, theo ATIGA, các Thành viên ASEAN duy trì quyền hạn

và nghĩa vụ WTO của mình. Điều 87 ATIGA nêu rõ:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)