Tác động trong tương lai đối với thương mại và thu ngân sách Nhà nước của

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 35)

2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠ

2.4.Tác động trong tương lai đối với thương mại và thu ngân sách Nhà nước của

việc hạ thuế nhập khẩu (phân tích tiền kỳ/tiềm năng)

A. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Tính đàn hồi của nhập khẩu

Tác động của cắt giảm thuế đối với nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lượng và giá của hàng hóa nhập khẩu, mức thuế, tính đàn hồi về giá của nhập khẩu, khả năng thay thế giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, các yếu

tố vĩ mô, v.v...

Biểuđồ 9.1 xem xét tầm quan trọng của tính đàn hồi về giá của nhập khẩu.

Biểu đồ 9.1

Thu ngân sách Nhà nước

Về thu ngân sách Nhà nước, cần tính đến thuế trong nước ngoài thuế nhập khẩu. Việc cắt

giảm thuế nhập khẩu có thể làm gia tăng lượng hàng nhập khẩu, tức là tăng khối lượng hàng

hóa là đối tượng đánh thuế trong nước, chẳng hạn như VAT.

Biểu đồ 9.2 cho thấy tác động tổng thể của việc cắt giảm thuế đối với thu ngân sách Nhà

nước, có xét đến tác động đối với việc thu thuế nhập khẩu và thuế trong nước.

Thuế nhập khẩu và tính đàn hồi về giá của nhập khẩu

Giá

Lượng

Độ đàn hồi cao Độ đàn hồi thấp

Pw Pw + T

Nhận xét: Hình trên cho thấy tác động tiềm năng của việc cắt giảm thuế (mức thuế T, cộng với mức

giá thế giới Pw) trong trường hợp tính đàn hồi về giá của nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu cao

hoặc thấp. Việc cắt giảm thuế dự kiến sẽ có tác động tiêu cực mạnh đến thu ngân sách Nhà nước trong trường hợp tính đàn hồi thấp, và tác động tiêu cực nhỏ trong trường hợp tính đàn hồi cao.

Trong trường hợp tính đàn hồi cao, việc cắt giảm thuế cuối cùng có thể làm tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tác động đối với lượng nhập khẩu cũng phụ thuộc vào tính đàn hồi: Tính đàn hồi về giá thấp sẽ có tác động làm tăng lượng nhập khẩu ở mức rất hạn chế và ngược lại. Tác động về phúc lợi cũng có thể xác định theo đó, v.v...

35

Biểu đồ 9.2

Biểu đồ 9.2 chỉ ra thực tế có thể bù đắp việc cắt giảm thuế nhập khẩu bằng cách:

- Trước hết, giá tham chiếu là giá được định ra bằng đồng nội tệ mà trong trường hợp

Việt Nam là giá bằng tiền Đồng Việt Nam. Vì thế, việc giảm giá tính theo đồng nội tệ

do cắt giảm thuế nhập khẩu có thểđược bù đắp bằng sự mất giá thực tế hoặc đánh tụt

giá của tiền Đồng so với các ngoại tệ như USD, Euro, v.v...

Nói chung, mức giảm giá danh nghĩa 2% tương đương với mức giảm giá thực tế 1% do yếu tố gọi là nhập khẩu lạm phát. Chính sách tỷ giá hối đoái này cho phép bù đắp gia tăng nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc áp dụng chính sách này có rủi ro nhập khẩu lạm

phát sau khi có sự mất giá thực tế hoặc đánh tụt giá đồng nội tệ, gọi là hiện tượng

“đường cong hình J” nghĩa là sự mất giá thực tế của đồng nội tệ sẽ làm tăng thâm hụt thương mại trong ngắn hạn trước khi cán cân thương mại được cải thiện. Cuối cùng,

tác động thực tế hay tương lai của việc điều chỉnh tỷ giá đối với cán cân luồng vốn

cũng cần phải được tính đến.

- Thứ hai, giá trong nước của hàng hóa nhập khẩu có thể gia tăng bằng cách nâng mức

thuế gián tiếp trong nước (như thuế VAT, v.v...). Trong trường hợp này, lượng hàng nhập khẩu cũng sẽ giảm và trong chừng mực nhất định thì thu ngân sách Nhà nước

vẫn được đảm bảo.

Thuế nhập khẩu, thuế trong nước và thu ngân sách Nhà nước

Giá

q1 q2 Lượng

Pw + id + dt Pw + dt

Pw

Nhận xét: Pw tương ứng với giá thế giới. “dt” là thuế trong nước và “id” là thuế nhập khẩu. Do có cả

thuế nhập khẩu và thuế trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong nước sẽ là “Pw + id + dt”. Khi thuế nhập khẩu bị giảm về 0, giá trong nước sẽ là “Pw + dt”. Giá giảm sẽ làm tăng lượng

(trị giá) hàng nhập khẩu từ q1 (V) lên q2 (V + v). Tổn thất về thu ngân sách do giảm thuế về 0 tương ứng là ID. Do giá trong nước hạ dẫn đến lượng hàng nhập khẩu tăng, làm tăng thu ngân sách một

khoản DT từ thuế trong nước. Chênh lệch giữa tổn thất và tăng thu ngân sách là “DT – ID”. Đường

cầu d và d’ cho thấy độ đàn hồi về giá của hàng nhập khẩu càng cao thì Nhà nước có thu ngân sách

càng cao.

ID

DT

36

Hộp 9.1: Đánh giátác động suy giảm nhập khẩu khi giảm thuế về 0

Để đơn giản hóa, giả định rằng Việt Nam là một nước nhỏ, vì thế sẽ chấp nhận mức giá trên thị trường thế giới. Điều này đúng với thực tế về vị thế của Việt Nam ít nhất là trên thị trường

thế giới về thương mại hàng công nghiệp.

Ngoài ra, giả định rằng giá thế giới là mức giá tham chiếu cho việc áp thuế nhập khẩu và thuế trong nước, ngụ ý rằng thuế là phần “bổ sung” chứ không phải “nhân lên”.

Khi giá hàng nhập khẩu giảm 1% thì phần trăm thay đổi tương ứng bằng với hệ số đàn hồi về

giá của nhập khẩu, gọi là “e”.

Trong trường hợp giảm thuế về 0, điều quan trọng là phải đo lường được mức độ thay đổi tương đối của giá hàng nhập khẩu để đánh giá tác động đối với hàng nhập khẩu. Sau khi áp thuế nhập khẩu % theo trị giá id% và thuế trong nước dt%, giá của hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa sẽ là Pw (1 + id% + dt%).

Sau khi bỏ thuế nhập khẩu id%, giá nội địa sẽ là Pw (1 + dt%). Như vậy mức giảm giá tương đối của hàng hóa nhập khẩu sẽ là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pw (1 + id% + dt%) – Pw (1 + dt%) --- Pw (1 + id% + dt%) Hoặc (1 + id% + dt%) – (1 + dt%) --- (1 + id% + dt%) Hoặc id% --- (1 + id% + dt%)

Vì thế, mức thay đổi tương đối của lượng nhập khẩu và trị giá (theo mức giá thế giới) sẽ

là:

id% * e

--- (I) (1 + id% + dt%)

Trong đó e là hệ số đàn hồi về giá của nhập khẩu.

Các tính toán

- Năm tham chiếu: 2007.

- Dữ liệu tham chiếu đầy đủ về nhập khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam từ

Trung Quốc.

- Bước 1: tính mức gia tăng hàng nhập khẩu do bỏ thuế nhập khẩu sử dụng công thức I bằng cách nhân giá trị của hàng nhập khẩu V trong Biểu đồ 2 để tính v:

id% x e

37

(1 + id% + dt%)

- Bước 2: Tính mức thu ngân sách bổ sung từ lượng hàng nhập khẩu gia tăng: v * dt%.

- Bước 3: Trừ đi tổn thất về thuế nhập khẩu: V * id%. Chênh lệch thu ngân sách sẽ

bằng:

[(v * dt%) – (V * id%)].

- Hệ số đàn hồi về giá sẽ được sử dụng lần lượt là 1, 1,5 và 2.

Tác động đối với nhà sản xuất (chỉ số “mở”)

Từ góc độ so sánh tĩnh, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm giá tham chiếu [giá thị trường] đối với các nhà sản xuất trong nước, gây ra hiệu ứng thay thế từ phía ‘cầu’, ưa

chuộng hàng nhập khẩu.

Theo thuật ngữ chuyên môn, hiệu ứng thay thế này gọi là “tính đàn hồi Armington”, nghĩa là

tính đàn hồi về khả năng thay thế giữa: 1) hàng sản xuất trong nước và 2) hàng nhập khẩu, khi mức giá tương đối của các loại hàng hóa này thay đổi (với giả định giữa các loại hàng hóa sản

xuất trongnước và nhập khẩu có sự khác biệt nhất định). Mức độ của sự đàn hồi này hiện còn nhiều tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng với những bằng chứng được đưa ra. Vì các kết

quả tìm được liên quan đến tính đàn hồi này chưa rõ và để làm đơn giản hóa, nghiên cứu này

không tính đến sự đàn hồi về khả năng thay thế.

Tuy nhiên, “tỷ lệ nhập khẩu thuần/sản lượng nội địa” được sử dụng để đánh giá mức độ thay đổi về áp lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu đối với các nhà sản xuất trong nước 1) theo diễn

tiến thời gian và 2) khi thực hiện tự do hóa, với giả định rằng tác động của việc tự do hóa thương mại với Trung Quốc đối với xuất khẩu bằng 0, tương ứng với giả định về việc Việt

Nam là một nước nhỏ. Các hiệp hội ngành nghề của Việt Namdường như ủng hộ quan điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này, cho rằng việc cạnh tranh với hàng công nghiệp của Trung Quốc trên thị trường Trung

Quốc là một thách thức quá lớn.

Nói cách khác, “(M – X)/QV” (trong đó M, X và QV tương ứng cho nhập khẩu danh nghĩa từ

Trung Quốc, xuất khẩu sang Trung Quốc, và giá trị tổng sản lượng) được tính cho 2 năm

2001 và 2007. Sử dụng năm 2007 làm năm tham chiếu để tính đượctác động một lần của việc

tự do hóa, với giả định tác động đối với xuất khẩu và sản xuất bằng 0 (Xem phần dưới đây về

tất cả các giả định khác).

B. KẾT QUẢ

Đánh giá tác động của cắt giảm thuế đối với nhập khẩu và thu ngân sách

Bảng 9.1 tóm lược tác động của việc cắt giảm thuế đối với hàng công nghiệp Trung Quốc đối

với cán cân thương mại và thu ngân sách từ “góc độ so sánh tĩnh”.

Độ đàn hồi tham chiếu vận dụng để nhận xét là 1. Đây là tỷ lệ mà nhiều nghiên cứu kinh tế lượng về độ đàn hồi của hàng hóa nhập khẩu thường đưa ra.

Hai tình huống có thể đặt ra:

- Một là, tự do hóa đầy đủ, nghĩa là tất cả hàng hóa đề cập đều có thể nhập khẩu với

mức thuế bằng 0. Tự do hóa ở mức này sẽ làm tăng nhập khẩu thêm 1,19 tỷ USD (hay 9,8%), tương đương với 1,67% GDP.

38

Thu ngân sách sẽ giảm 1,33 tỷ USD, tương đương với 11,43% thu ngân sách liên quan

đến các sản phẩm khác (trừ dầu khí) hay 1,88% GDP.

- Hai là, tự do hóa một phần, tức là cắt giảm mức thuế bình quân từ 12,5% xuống 10%.

Trong trường hợp này, tất cả các con số ở trên sẽ giảm khoảng 80%.

Giả định trên cho thấy tác động của việc cắt giảm thuế sẽ giảm đi đáng kể nếu tự do hóa diễn ra trong một thời gian dài, chẳng hạn như 5 năm, chính là thời hạn của FTA ASEAN-Trung Quốc.

Mức thuế trong nước có thể được điều chỉnh để bù đắp những tác động tiêu cực của việc cắt giảm

thuế đối với thu ngân sách. Sự giảm giá của Đồng Việt Nam cũng giúp cho quá trình tự do hóa

nếu tương ứng với sự mất giá thật của đồng nội tệ và giúp cải thiện cán cân thương mại.

Bảng 9.1: Tác động của việc giảm thuế về 0đối với hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ

Trung Quốc

Năm tham chiếu: 2007

Chú giải:

- Độ đàn hồi tham chiếu về giá của hàng nhập khẩu (“e”) coi bằng “1”. Nói cách khác,

khi giá của hàng nhập khẩu giảm 1% thì lượng hàng nhập khẩu sẽ tăng 2%. Đây cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là tỷ lệ được khẳng định ở các nghiên cứu khác.

- id = tỷ lệ thuế nhập khẩu bình quân theo lưu lượng thương mại; dt = thuế trong nước.

- Mức thuế nhập khẩu bình quân theo thương mại đối với hàng công nghiệp nhập khẩu

từ Trung Quốc là 12,44%. Theo WTO thì đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, mức

này là 12,6%. Nhằm mục đích đơn giản hóa, giá trị tham chiếu sử dụng để tính toán là 12,5%. Mức thuế trong nước tham chiếu là 15%. Hầu hết các sản phẩm có mức thuế trong nước giữa 10% và 20%.

Thay đổi mức

thuế nhập khẩu

tham chiếu

Nhập khẩu Thu ngân sách Nhà nước

Thay đổi về giá trị tỷ USD % kim ngạch nhập khẩu % GDP Thay đổi về giá trị tỷ USD

% thuế đối với

các sản phẩm

(trừ dầu khí)

% GDP GDP E = 1; id = 12,5%; dt = 15% (trường hợp tham chiếu)

Tự do hóa đầy đủ + 1,19 9,8 1,67 -1,33 11,43 1,88 Từ 12,5% xuống 10% + 0,23 1,96 0,34 -0,24 2,08 0,34 E = 2; id = 12,5%; dt = 15% (tình huống xấu nhất) Tự do hóa đầy đủ + 2,38 19,6 3,35 - 1,16 9,90 1,63 E = 0,75; id = 12,5%; dt = 15% - “Chiến dịch dùng hàng Việt Nam” Tự do hóa đầy đủ + 0,89 7,35 1,25 - 1,38 11,81 1,94

E = 1; id = 12,5%; dt = 17,5% - “Tăng mức thuế nội địa”

39

Nhận xét:

- Về “Chiến dịch dùng hàng Việt Nam”: Chiến dịch này có thể làm giảm nhu cầu đối

với hàng ngoại nhập với giả định rằng các nhà sản xuất trong nước có thể sản xuất các

sản phẩm thay thế với chất lượng tương đương và giá cả tương đối phù hợp. Chính sách này có thể làm giảm mức độ đàn hồi về giá của hàng ngoại nhập.

- Về “Tăng thuế nội địa”: Thuế gián tiếp trong nước có thể tăng 2,5% nhưng những hệ

quả về mặt xã hội của biện pháp chính sách này cần phải được tính toán kỹ lưỡng.

Vận dụng phân tích nhạy cảm sẽ có kết quả như sau (và so sánh với trường hợp tham chiếu):

- Trong ‘Tình huống xấu nhất’ với “e = 2”: chỉ số thương mại sẽ được nhân với 2 và mức tổn thất về thu ngân sách sẽ phần nào giảm bớt.

- “Chiến dịch dùng hàng Việt Nam” sẽ làm giảm tính đàn hồi về giá của nhập khẩu

xuống còn 0,75: sự gia tăng lượng hàng nhập khẩu sẽ kém hơn trong trường hợp tham

chiếu và tổn thất về thu ngân sách sẽ cao hơn.

- Trong trường hợp áp thuế nội địa mới (với mức thuế 17,5%): sự gia tăng hàng nhập

khẩu sẽ giảm đi và thất thu ngân sách cũng giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phân tích, các tiêu chí khác cũng có thể được áp dụng, phản ánh lựa chọn chính sách của

các nhà hoạch định chính sách. Chẳng hạn, các nhà hoạch định chính sách có thể đặt ra các

mục tiêu về thu ngân sách khácđi và áp dụng các giá trị chỉ số tương ứng.

Tác động của việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với mức độ ‘mở’

Bảng 9.2: Cắt giảm thuế nhập khẩu và mức độ ‘mở’

ISIC phiên bản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 35)