2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠ
2.3 Phân tích nhạy cảm thực tế (hậu kỳ ex post)
A. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Tiêu chí/chỉ số tham chiếu
Nhiều chỉ số có thểđượcđưa vào để xác định các ngành nhạy cảm. Một số chỉ số có thể phù hợp
hơn các chỉ số khác và các chỉ sốđược lựa chọn cần phản ánh các ưu tiên và sựưa chuộng của
các nhà hoạchđịnh chính sách cũng như các quan chức cấp cao trong bộ máy chính trị.
Hai phương pháp (sử dụng 4 chỉ số) sau đây đượcđề xuất vận dụng cho nghiên cứu này để (i)
định nghĩa và (ii) xác định các ngành nhạy cảm xét từ góc độ thương mại với Trung Quốc về
sản phẩm công nghiệp.
Bảng 8.1 thể hiện 2 phương pháp đã nêu và các chỉ sốđịnh lượng tương ứng.
Phương pháp I xác định các ngành (hoặc nhóm sản phẩm) nhạy cảm về mặt sản lượng trong khi Phương pháp II tập trung vào các ngành nhạy cảm về mặt thương mại.
Bảng 8.1: Phương pháp và chỉ sốđể xác định các ngành nhạy cảm Chỉ số Phương pháp I Theo góc độ sản lượng II Theo góc độ thương mại
Tính năng động của sản lượng thực tế X
Tính năng động của lượng nhập khẩu X
Thâm hụt thương mại X
Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu
và nhập khẩu X -20 -10 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 % 2002-2007
Figur e 7.2: Growth Rates of Vietnam Exports of Manufactures R-o-W China ASEAN Thế giới Trung Quốc ASEAN
Biểu đồ 7.2: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
28
Kết quả của Phương pháp I và II có thể được xem xét riêng rẽ hay tổng hợp để đưa ra một bức
tranh tổng thể.
Phương pháp I (theo góc độ sản lượng)
Phương pháp I tương ứng với các phương pháp đã từng được đề xuất để xác định các ngành nhạy cảm. 26
VớiPhương pháp I như ban đầu đề xuất cho nghiên cứu này, các ngành nhạy cảm về mặt sản lượng là các ngành có 2 đặc tính sau:
- Suy giảm về sản lượng thực tế, và
- Có tăng trưởng dương về lượng nhập khẩu.
Với mục đích minh họa, các ngành nhạy cảm tương ứng với Nhóm I trong Bảng 8.2 với giả định rằng sự suy giảm về sản lượng là do hàng hóa nhập khẩu.
Các nhóm hoặc ngành khác (II, III và IV) không được coi là nhạy cảm.
Một lần nữa điều quan trọng cần nhấn mạnh là các tiêu chí khác có thể lựa chọn để phân tích,
chẳng hạn như phân tích mối quan hệ nhân quả để đánh giá mối liên hệ giữa sự thay đổi về
sản lượng thực tế và lượng nhập khẩu. Tuy vậy, cần lưu ý rằng việc phân tích mối quan hệ
nhân quả cũng phải lựa chọn giữa phương pháp “Tự hồi quy” và “Phân tích quang phổ”.
Bảng 8.2: Phân bố các các ngành công nghiệptheo Phương pháp I
Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất
Âm Dương Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu Dương Nhóm I Các ngành nhạy cảm Nhóm II Âm Nhóm III Nhóm IV
Phương pháp II (theo góc độ thương mại)
Các ngành nhạy cảm về thương mại có 2 đặc điểm sau:
- Có thâm hụt thương mại và;
- Nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu.
Nói cách khác, một ngành được coi là nhạy cảm về thương mại khi có thâm hụt thương mại
và thâm hụt tiếp tục gia tăng.
26
Đã từng áp dụng cho Hoa Kỳ, xem tài liệu tham khảo Gregory K. Schoeffle, “Nhập khẩu và việc làm nội địa: xác định các ngành bị ảnh hưởng”, Báo cáo Rà soát lao động theo tháng, tháng 08/1982, trang 13-26.
29
Bảng 8.3: Phân bố các các ngành công nghiệptheo Phương pháp II
Cân bằng thương mại (X – M)
Thâm hụt Thặng dư
GX – GM Âm Nhóm I
Các ngành nhạy cảm
Nhóm II
Dương Nhóm III Nhóm IV
Chú giải: GM (X) = Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu (xuất khẩu). Tầm quan trọng của các phương pháp
Phân tích về tính nhạy cảm của sản lượng quan trọng về mặt xã hội khi:
- Sự suy giảm lớn về sản lượng dẫn đến việc cắt giảm đáng kể việc làm, và
- Nền kinh tế vốn đã có thất nghiệp ở mức cao.
Xét về tính nhạy cảm thương mại, sự thâm hụt thương mại ở một ngành cụ thể sẽ gây quan
ngại lớn khi trong một số trường hợp sự thâm hụt này làm trầm trọng thêm sự thâm hụt thương mại chung của cả nước, như trong trường hợp Hoa Kỳ, khiến nước này phải có các
biện pháp phòng vệthương mại cụ thể, sau khi đã đánh giá rõ ràng các điều kiện cạnh tranh
và hậu quả của cạnh tranh đối với các nhà sản xuất trong nước.
Các ngành nhạy cảm cao
Như đã đề cập ở trên, Phương pháp I và II có thể sử dụng kết hợp lẫn nhau và xác định được
các ngành “nhạy cảm cao”. Đây là các ngành được coi là nhạy cảm ở cả 2 phương pháp, minh
họa là Nhóm A trong Bảng 8.4. Đây là nhóm sản phẩm cần lưu ý đặc biệt khi đàm phán cắt
giảm thuế quan.
Bảng 8.4: Bảng phân loại chung các ngành công nghiệp theo mức độ nhạy cảm Phương pháp II (theo góc độ thương mại)
Nhạy cảm Không nhạy cảm
Phương pháp I (theo góc độ sản lượng) Nhạy cảm Nhóm A Nhạy cảm cao Nhóm B1 Nhạy cảm về sản lượng Không nhạy cảm Nhóm B2 Nhạy cảm về thương mại Nhóm C Không nhạy cảm
Đàm phán tự do hóa, tự do hóa và tính nhạy cảm
Việc chuẩn bị cho đàm phán tự do hóa thương mại có thể vận dụng nhiều chiến lược khác
nhau. Ngoài ra, trong quá trình đàm phán, chiến lược vận dụng có thể phải sửa đổi căn cứ vào thông tin bổ sung có được. Việc xây dựng các chiến lược phát triển nên và cần dựa trên mục
30
Khi đàm phán FTA, nhà đàm phán cần đồng thời xem xét mức thuế thực tế áp dụng và mức độ nhạy cảm (nhạy cảm cao, nhạy cảm và không nhạy cảm) của tất cả các ngành như chỉ ra ở
Bảng 8.5.
Chẳng hạn, không nên cam kết dưới mức thực tế áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm nhạy
cảm cao và nhạy cảm có mức thuế cao hoặc trung bình.
Đối với một số sản phẩm nhạy cảm khác, nhà đàm phán có thể vận dụng mức độ linh hoạt
nhất định, có tínhđến các yếu tố bổ sung chưa được đề cập trong Phương pháp I và II.
Các sản phẩm không nhạy cảm có mức thuế cao và trung bình có thể sử dụng làm đối tượng
nhân nhượng trong đàm phán.
Bảng 8.5: Mức độ nhạy cảm của các ngành công nghiệp và mức thuế bình quân áp dụng
Các ngành công nghiệp Nhóm A Nhạy cảm cao Nhóm B (1+2) Nhạy cảm Nhóm C Không nhạy cảm
Mức thuế Cao Ranh giới không
nên hạ thấp thuế
Ranh giới Đối tượng nhân nhượng?
Trung bình
Thấp Đối tượng nhân nhượng?
Ngoài ra, bản chất, nội dung và mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm nhập khẩu cũng
cần được xem xét kỹ để phân biệt:
1) Thiết bị cần thiết cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam,
2) Bán thành phẩmđể sản xuất các hàng hóa khác,
3) Hàng hóa thành phẩm,
4) Hàng hóa thành phẩm có thể chia thành hàng thiết yếu (bao gồm một số chủng loại thuốc cơ bản và lương thực thực phẩm), các hàng hóa không thiết yếu và xa xỉ. Lưu ý danh mục
hàng hóa thiết yếu có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
Tựu trung lại, Việt Nam cần xem xét và xây dựng một khuôn khổ chính sách toàn diện để xác định và thúc đẩy các ngành chiến lược, nếu có thể. “Công cụ” này cần được xây dựng trên các lợi thế cạnh tranh/so sánh thực tế và tiềm năng, đồng thời giúp phân bổ các nguồn tài chính công và thu hút FDI vào các lĩnh vực cụ thể.
Tầm quan trọng về mặt kinh tế và xã hội của các ngành nhạy cảm
Các ngành nhạy cảm có mức độ bảo hộ từ trung bình đến cao và mang lại sản lượng cũng như
số việc làm lớn cần được các nhà hoạch định chính sách cân nhắc đầy đủ khi xét đến khả năng
tự do hóa, thậm chí ở mức độ rất hạn chế. Vì thế, biểu đồ về sản lượng và việc làm sẽ cho phép đi đến kết luận đầy đủ hơn về tác động tiềm năng của việc cắt giảm thuế.
31
B. KẾT LUẬN
Phân tích nhạy cảm
Trừ các ngành “tổng hợp” đang suy giảm (theo phân loại SITC 29, 32, 33), phân tích về tính
nhạy cảm không cho phép kết luận toàn diện. Ngoài ra, dữ liệu về lượng nhập khẩu không sẵn
có. Vì những lý do này, phân tích nhạy cảm chỉ tập trung vào dòng thương mại.
Bảng 8.6 phân tích và so sánh dòng thương mại từ những năm 2001 đến 2007. 13 trong tổng
số 23 nhóm mặt hàng sản xuất được trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể coi là có tính nhạy cảm cao. Những mặt hàng nhạy cảm cao này chiếm đến 83,28% tổng lượng hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốcvào năm 2007. Đây quả thực là một mức khá cao.
Xét về kim ngạch nhập khẩu, 3 nhóm mặt hàng quan trọng có tính nhạy cảm cao là:
1) Nhóm mặt hàng phục vụ luyện kim (phân loại SITC 27 – chiếm 22,43% tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp nhập từ Trung Quốcnăm 2007)
2) Nhóm máy móc thiết bị (phân loại SITC 29 – 12,9% tổng kim ngạch nhập khẩu)
3) Nhóm mặt hàng dệt (phân loại SITC 17 – 12,49% tổng kim ngạch nhập khẩu).
Như vậy, tổng cộng 3 nhóm mặt hàng nói trên đã chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập
khẩu hàng công nghiệp từ Trung Quốcnăm 2007.
Trên thực tế, tất cả các sản phẩm công nghiệp trao đổi với Trung Quốc đều thuộc diện nhạy
cảm, với đặc trưng như sau:
- Có thâm hụt thương mại nhưng thâm hụt không gia tăng (khoảng 15% tổng số hàng hóa nhập khẩu), hoặc
- Có thặng dư thương mại kết hợp với tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu suy giảm (1,25% tổng
số hàng hóa nhập khẩu), hoặc
- Có thâm hụt thương mại gia tăng (tương ứng với các loại hàng hóa nhạy cảm cao có
mức thâm hụt gia tăng).
Xét về mức thuế, các loại hàng hóa “trên mức thuế bình quân” và “dưới mức thuế bình quân” có sự phân biệt rõ rệt.
Phần lớn các ngành có mức thuế trên 12,44% - mức bình quân theo lưu lượng trao đổi. Sự
phân tán các mức thuế trong biểu thuế không có nguyên nhân rõ ràng. Đây có thể là cơ hội để
các chuyên gia về thương mại và các nhà hoạch định chính sách đánh giá (lại) biểu thuế nhập
32
Bảng 8.6: Thương mại hàng hóa công nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc – mức thuế
và tính nhạy cảm
Hàng công nghiệp có mức nhạy cảm cao Hàng công nghiệp nhạy cảm
Trên mức thuế bình quân
NHÓM I 17: Hàng dệt
18: Chế biến lông thú và các sản phẩm lông
thú (trừ may mặc)
21: Giấy và sản phẩm giấy
23: Than cốc, dầu thô và chế biến uranium 25: Sản xuất nhựa, cao su và các sản phẩm
nhựa, cao su
28: Sản phẩm kim loại (trừ máy móc và thiết bị)
36: Sản xuất đồ nội thất và các hoạt động
sản xuất khác không thuộc các loại ở trên
NHÓM III 15: Sản xuất thực phẩm và đồ uống 16: Sản xuất thuốc lá 19: Thuộc da và các sản phẩm da bao gồm ví, bọc ghế 22: In ấn và xuất bản (sách, báo, tạp chí) 26: Sản xuất các sản phẩm khoáng sản phi kim
khác
34: Xe có động cơ và phụ kiện
35: Các loại phương tiện vận tải khác (tàu thủy, xe lửa, máy bay)
Dưới mức thuế bình quân
NHÓM II
20: Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất các sản
phẩm gỗ, mây tre
24: Hóa chất và các sản phẩm hóa chất
27: Luyện kim 29: Máy móc thiết bị
30: Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 32: Sản xuất tivi, đài
NHÓM IV
31: Các sản phẩm điện, điện tử khác không
thuộc các loại đã liệt kê
33: Sản xuất thiết bị y tế và thiết bị chính xác
37: Tái chế, tái xử lý
Chú giải:
- Các sản phẩm nhạy cảm = thâm hụt thương mại năm 2007 với mức xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2007 hoặc có thặng dư thương mại trong năm 2007 với mức nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;
- Các sản phẩm nhạy cảm cao = thâm hụt thương mại năm 2007 với mức nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;
- Các số ở trên là theo phân loại SITC phiên bản sửa đổi lần thứ 3;
- Mức thuế bình quân theo lưu lượng thương mại áp dụng đối với hàng công nghiệp
nhập khẩu từ Trung Quốc là 12,44%;
- Các mặt hàng in nghiêng ở trên có thặng dư thương mại với Trung Quốcnăm 2007.
Tầm quan trọng trong nước
Khi xét về sản lượng, giá trị gia tăng và việc làm (Xem Bảng A8.1 phần phụ lục), 3 nhóm sản
phẩm/ngành “nhạy cảm nhất” lại không quá quan trọng, kém xa lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống (SITC 15), cùng với ngành chế biến “lông thú” (SITC 18) và “da” (SITC 19) – một ngành quan trọng của nền kinh tế. Đặc điểm này cho thấy rằng sự phát triển của các
ngành nhạy cảm bị hạn chế bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số chủng loại
sản phẩm nhạy cảm và quan trọng nhất lại đóng vai trò thiết yếu là đầu vào cho sản xuất, chế
biến hoặc là các loại máy móc thiết bị, do đó đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành chế
33
Từ góc độ tính năng động
Khi so sánh các giai đoạn 2001-2005 và 2005-2007, phân tích nhạy cảm cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về vị thế của Việt Nam so với Trung Quốc (Xem Bảng A8.3a phần phụ lục).
Trong các giai đoạn tham chiếu, 8 loại sản phẩm đã có sự cải thiện (nghĩa là trở trên kém nhạy cảm hơn) trong khi 7 loại sản phẩm kém đi (nghĩa là nhạy cảm hơn) và 7 loại sản phẩm có độ nhạy cảm không thay đổi.
So sánh với thương mại giữa Việt Nam và thế giới
Như Bảng A8.3 và 4 trong phần phụ lục chỉ ra, thương mại hàng hóa công nghiệp của Việt
Nam với thế giới đã trở nên tương đối ít nhạy cảm so với thương mại với Trung Quốc.
Bảo hộ và tính nhạy cảm
Trên cơ sở các mức thuế có thể phân ra 4 nhóm sản phẩm, tương ứng với các chiến lược tự do
hóa cụ thể như sau:
- NHÓM I (nhạy cảm cao và trên mức thuế bình quân): 7 loại sản phẩm thuộc nhóm này, xét đến thâm hụt gia tăng nhanh chóng trong thương mại với Trung Quốc.
Việc cắt giảm thuế cần hết sức hạn chế.
- NHÓM II (nhạy cảm cao và dưới mức thuế bình quân): những sản phẩm này đã ở dưới mức thuế bình quân, do đó có thể duy trì ở mức thực tế áp dụng, ít nhất là vài
năm (3 đến 5 năm?).
Tuy nhiên, những sản phẩm này bao gồm cả máy móc thiết bị và nguyên vật liệu đầu
vào cần thiết cho sản xuất.
- NHÓM III (nhạy cảm trung bình/thấp và trên mức thuế bình quân): có thể cắt giảm
thuế đối với những sản phẩm có thặng dư thương mại.
- NHÓM IV (nhạy cảm trung bình/thấp và dưới mức thuế bình quân): có thể cắt giảm
thuế nhanh đối với tất cả các sản phẩm.
Điều cốt lõi là phải đánh giá chính xác mức độ linh hoạt trong các điều khoản của FTA ASEAN-Trung Quốc, căn cứ vào các phương thức tự do hóa (đối với danh mục thường, nhóm nhạy cảm, v.v...).
Phân tích hồi quy
Nhiều đường hồi quy và hệ sốtương quan có thể đặt ra để kiểm tra các giả thiết hoặc đơn giản là để đánh giá các chỉ dấu (dương, âm, bằng 0). Theo hướng này, đáng chú ý là mối quan hệ dương giữa:
1) “hoạt động thương mại” (đo bằng tỷ lệ xuất khẩu-nhập khẩu) và
34