MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 64)

2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ACFTA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT

MÔI TRƯỜNG

Môi trường và sự phát triển

Môi trường và phát triển kinh tế có mối liên hệ tương đối phức tạp. Grossman và Krueger

(1991) đã đưa ra khái niệm đường cong Kuznets (EKC) về môi trường, hay đường cong hình chữ U ngược phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với mức độ tổn thất

về môi trường.

Các giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế thường gây ra tổn thất cho môi trường do sự

phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và công nghệ bẩn. Ý thức về môi trường tăng dần cùng với mức độ phát triển, dẫn đến việc ban hành và thực thi các quy định mới để nền kinh tế ‘xanh’ hơn và áp dụng nhiều công nghệ sạch hơn.

Biểu đồ 11.1: Đường cong Kuznets về môi trường

Nguồn: H. Vutha và H. Jalilian (2008).

Tự do hóa thương mại và môi trường

Như chỉ ra tại Hộp 11.1, tác động của tự do hóa thương mại đối với môitrường kết hợp các hiệu

ứng thành phần, quy mô và kỹ thuật. Tác động thuần của tự do hóa thương mại đối với môi

trường sẽ là tích cực nếu các hiệu ứng về thành phần và kỹ thuật lớn hơn hiệu ứng về quy mô.

Hộp 11.1

Hiệu ứng thành phần phát sinh từ sự thay đổi về chuyên môn khi mở cửa thương mại. Nói

cách khác, một nước sẽ chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm mà nước này có tương đối

dồi dào tài nguyên, đồng thời nhập khẩu các sản phẩm tương đối thiếu. Hiệu ứng thành phần

phụ thuộc vào việc một nước có lợi thế so sánh trong các ngành gây ô nhiễm cao hay các

ngành ít gây ô nhiễm. Hiệu ứng thuần đối với môi trường sẽ tích cực nếu bình quân, ngành xuất khẩu đang phát triển gây ít ô nhiễm hơn ngành bị thay thế bởi nhập khẩu và đang phải

thu hẹp sản xuất. Hiệu ứng sẽ tiêu cực nếu ngành xuất khẩuđang phát triển gây nhiều ô nhiễm hơn.

Hiệu ứng quy mô phát sinh từ việc gia tăng các hoạt động kinh tế do tự do hóa thương mại.

Với cùng một hệ số ô nhiễm, gia tăng sản xuất sẽ gây hại nhiều hơn cho môi trường, vì thế

hiệu ứng quy mô là tiêu cực vì gây ô nhiễm và phát thải nhiều hơn.

Hiệu ứng kỹ thuật phát sinh khi nhà sản xuất áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn với

mức độ phát thải giảm đi, dẫn đến giảm mức ô nhiễm bình quân trên một đơn vị sản lượng.

Nguồn: H. Vutha và H. Jalilian (2008).

T ổn thấ t cho m ô i tr ư ờ ng

64

Các ngành kinh tế và mức độ ô nhiễm

Bảng 11.1 phân loại các ngành kinh tế thành 3 nhóm, dựa trên tác động của các ngành này

đến môi trường, tính bằng mức ô nhiễm đối với không khí, nước và đất trên mỗi đơn vị GDP

(triệu USD).

Bảng 11.1: Sản phẩm và ô nhiễm

Nhóm 1

Các ngành gây ô nhiễm nhiều

nhất

Nhóm 2

Các ngành gây ô nhiễm vừa phải

Nhóm 3 Các ngành ít gây ô nhiễm

Định nghĩa ToxTot ≥ 1500 pnds/triệu USD 500<ToxTot<1500 pnds/triệu USD ToxTot ≤ 500 pnds/triệu USD

Ngành (ISIC)

Hóa chất công nghiệp (351) Đồ gốm, sứ, đất nung (361) Trang thiết bị kĩ thuật cao (385)

Kim loại màu (372) Máy chạy điện (383) Giày dép, trừ các loại làm từ cao su và nhựa

(324)

Sắt thép (371) Sản phẩm cao su (355) Sản phẩm gỗ, trừ đồ nội thất (331)

Các sản phẩm da (323) Các loại khoáng phi kim (369) In ấn và xuất bản (342)

Giấy và bột giấy (341) Dệt may (321) Kính và sản phẩm kính (362)

Nhà máy lọc dầu (353) Thiết bị vận chuyển (384) Thuốc lá (314)

Các hóa chất khác (352) Các sản phẩm công nghiệp khác

(390)

Thực phẩm (311)

Các sản phẩm nhựa (356) Các sản phẩm dầu và than đá khác

(354)

Đồ uống (313)

Sản xuất sản phẩm kim loại

(381)

Máy móc không dùng điện (382) Trang phục, trừ giày dép (322)

Đồ nội thất trừ kim loại (332)

Nhóm (HS) Kim loại (HS 71-83) Máy móc và thiết bị điện

(HS 84-85)

Sản phẩm rau quả (HS 6-14)

Hóa chất (HS 28-38) Sản phẩm khoáng sản

(HS 25-27)

Gỗ và đồ gỗ (HS 44-46)

Nhựa (HS 39) Dệt may (HS 50-63) Thiết bị quang học, chính xác và nhạc cụ (HS

90-92)

Giấy và bột giấy (HS 47-49) Sản phẩm cao su (HS 40) Đá, xi măng, gốm (HS 68-70)

Da (HS 41-43) Xe cộ (HS 86-89) Thực phẩm chế biến (HS 15-24) Các mặt hàng sản xuất khác (HS93-

96)

Giày dép (HS 64-67)

Nguồn: H. Vutha và H. Jalilian (2008).

ACFTA và môi trường

Đánh giá tác động của ACFTA đối với môitrường được tóm tắt tại Bảng A11.1 phần phụ lục.

Kết quả cho thấy tổng thương mại các sản phẩm gây ô nhiễm nhiều nhất đã tăng trưởng vượt

bậc so với thương mại trong các lĩnh vực khác và Trung Quốc là quốc gia gây ô nhiễm nhất.

Ngoài ra, việc gia tăng khai thác tài nguyên để đáp ứng nhu cầu thương mại dự kiến sẽ gây

suy giảm đa dạng sinh học, góp phần làm xói mòn đất và tăng nạn chặt phá rừng, tăng nguy cơ lụt lội tại các vùng đất thấp, tăng sụt lở đất.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu thương mại hướng tới các sản phẩm phức tạp có giá trị gia tăng cao hơn có thể sẽ giúp làm giảm dần các tác động tiêu cực của ACFTA đến môi trường.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)