HIỆP ĐỊNH ACFTA VỀ ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 55)

Những vấn đề chung

Trên cơ sở Điều 5 Hiệp định khung, các Bên đã đàm phán Hiệp định ACFTA về Đầu tư với

mục tiêu xúc tiến đầu tư và tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thuận lợi, minh bạch và cạnh tranh

trong ASEAN và Trung Quốc thông qua:

a. Xúc tiến tự do hóa các cơ chế đầu tư;

b. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư;

c. Xúc tiến hợp tác giữa các Bên và các nhà đầu tư;

d. Khuyến khích và xúc tiến dòng đầu tư;

e. Tăng cường minh bạch về đầu tư; và

f. Bảo hộ đầu tư.27

Hiệp định ACFTA về Đầu tư thiết lập nên một bộ quy định mới hướng tới mục tiêu dài hạn

về tự do hóa đầu tư giữa các Bên. Trên thực tế, Hiệp định này đặt ra các quy tắc về đối xử và bảo hộ đầu tư, kể cả trưng thu và đền bù. Ngoài việc dẫn chiếu đến cơ chế giải quyết tranh

chấp ACFTA DSM, Hiệp định cũng xác lập một cơ chế riêng cho việc giải quyết tranh chấp

về đầu tư giữa một Bên và một nhà đầu tư của một Bên khác.

Hiệp định ACFTA về Đầu tư có phạm vi bao trùm một lĩnh vực mà WTO chưa điều chỉnh, cụ

thể là đến nay các nghĩa vụ về đầu tư vẫn nằm ngoài phạm vi của WTO. Điều này là một bằng

chứng cho thấy ý định về hội nhập sâu hơn trong khuôn khổ ACFTA.

Các nội dung chính của Hiệp định ACFTA về Đầu tư bao gồm:

a. Nghĩa vụ đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc;

b. Đối xử (“công bằng và bình đẳng”) phải được áp dụng đối với đầu tư của các nhà đầu tư của các Bên khác, và các nghĩa vụ liên quan đến trưng thu và đền

bù;

c. Nghĩa vụ cho phép chuyển đầu tư qua lãnh thổ của các Bên;

d. Các quy định về giải quyết tranh chấp; và

e. Yêu cầu minh bạch hóa.

Định nghĩa về đầu tư được quy định tại Điều 1(d) Hiệp định ACFTA về Đầu tư, theo đó, đầu tư là bất cứ loại tài sản nào được đầu tư bởi nhà đầu tư của một Bên trên cơ sở tuân thủ luật, quy định và chính sách của một Bên khác trong lãnh thổ của bên này, bao gồm và không giới

hạn ở:

a. Tài sản cố định, động sản, mọi quyền liên quan đến tài sản như thế chấp, cầm cố;

27

55

b. Cổ phiếu, chứng khoán, trái nợ của một pháp nhân hay quyền lợi liên quan đến tài sản

của pháp nhân đó;

c. Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các quyền liên quan đến bản quyền, bằng sáng chế,

kiểu dáng hữu ích, thiết kế công nghiệp, nhãn hiệu, dấu dịch vụ, chỉ dẫn địa lý, thiết kế

bảng mạch, tên thương mại, bí mật thương mại, quy trình kỹ thuật, bí quyết và tín nhiệm;

d. Quyền lợi kinh doanh theo luật hay theo hợp đồng, bao gồm quyền lợi về tìm kiếm,

trồng trọt, chiết xuất hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, và

e. Quyền đòi hỏi về tiền hoặc bất cứ hoạt động nào có giá trị về tài chính.

Lợi nhuận được tái đầu tư cũng thuộc phạm vi của định nghĩa này. Bất cứ thay đổi nào về

hình thức mà tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư không làm ảnh hưởng đến bản chất là đầu tư.

Phạm vi áp dụng

Hiệp định ACFTA về Đầu tư áp dụng đối với các biện pháp28 mà mỗi Bên vận dụng hoặc duy

trì liên quan đến nhà đầu tư của một Bên khác hoặc hoạt động đầu tư của nhà đầu tư của một

Bên khác trong lãnh thổ của mình. Một điểm đặc biệt là Hiệp định điều chỉnh cả các hoạt động đầu tư diễn ra trước khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định ACFTA về Đầu tư được ký kết

vào ngày 15/08/2009. Vì thế, kể từ ngày ký kết, các quy định của Hiệp định này áp dụng đối

với tất cả các hoạt động đầu tư bắt đầu trước ngày ký kết Hiệp định và đang được triển khai.

Ngược lại, Hiệp định ACFTA về Đầu tư không điều chỉnh:

a. Các biện pháp về thuế;

b. Các quy tắc về mua sắm chính phủ;

c. Trợ cấp, tài trợ hoặc bất cứ điều kiện nào liên quan đến các loại hoạt động này, bất kể các khoản trợ cấp hay tài trợ này chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước

và hoạt động đầu tư trong nước;

d. Dịch vụ cung cấp theo thẩm quyền của cơ quan chính phủ; và

e. Các biện pháp áp dụng hoặc duy trì ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ.

Ngoại trừ về các biện pháp liên quan đến thương mại dịch vụ có lẽ là do thực tế rằng đầu tư vào thương mại dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy tắc về cung ứng dịch vụ thông

qua hiện diện thương mại (TIS, và có thể là GATS). Tuy nhiên, các nghĩa vụ liên quan đến đối xử với đầu tư, trưng thu, đền bù tổn thất, chuyển lợi nhuận, thế quyền và giải quyết tranh

chấp đầu tư cũng áp dụng đối với các biện pháp ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ thông qua

hiện diện thương mại, với điều kiện các biện pháp này liên quan đến một hoạt động đầu tư,

bất kểlà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ thuộc Biểu cam kết của Bên liên quan theo Hiệp định

TIS hay không.

28

Theo Điều 1(g), “biện pháp” nghĩa là luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định hay biện pháp hành chính có phạm vi áp dụng chung ảnh hưởng đến nhà đầu tư và/hoặc hoạt động đầu tư, do một Bên đưa ra, có thể ở các

cấp:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)