CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP CỨU TRỢ TÌNH THẾ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 71)

Quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại và giải pháp dự phòng cho các Bên theo Hiệp định TIG dựa cả vào cơ chế đặc thù của ACFTA và các nguyên tắc chung của WTO. Cụ

thể, Hiệp định TIG quy định một cơ chế tự vệ quá độ đặc thù trong ACFTA. Tuy nhiên, Hiệp định này cũng dẫn chiếu đến các quy tắc tương ứng của WTO cho việc áp dụng các biện pháp

chống bán phá giá, chống trợ cấp và đối kháng cũng như những hạn chế có thể áp dụng để đảm bảo cân bằng thanh toán.

Ngoài ra, sự thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc là một nhân nhượng cụ thể đối

với Trung Quốc và sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như các giải pháp cứu trợ tình thế mà WTO cho phép theo cam kết gia nhập

của Trung Quốc.

1.1 Các biện pháp dự phòng

Theo Điều 9 Hiệpđịnh TIG, các Bên là thành viên WTO “duy trì quyền hạn và nghĩa vụ của

mình theo Điều XIX GATT và Hiệpđịnh về Tự vệ của WTO”. Ngoài ra, Điều này cũng quy

định cơ chế tự vệ quá độ đặc thù trong ACFTA. Cụ thể là cơ chế tự vệ của AFTA chỉ có thể được vận dụng trong giai đoạn quá độ của sản phẩm liên quan, là từ khi Hiệp định TIG bắt đầu có hiệu lực cho đến hết 5 năm sau ngày hoàn thành việc cắt giảm thuếđối với sản phẩm đó.

Như vậy, Hiệpđịnh TIG cho phép các Bên tham gia ACFTA được vận dụng cơ chế tự vệ của

WTO (trừ Lào, có lẽ vậy vì Lào chưa phải là thành viên của WTO). Ngoài ra, Hiệp định còn quy định một cơ chếđặc thù của ACFTA, với phạm vi về quyền hạn và nghĩa vụ hạn chế theo những gì các Bên đàm phán cho ACFTA. Các Bên được tự do lựa chọn vận dụng cơ chế nào phù hợp nhất với nhu cầu tự vệ. Tuy nhiên, nếu một Bên đã vận dụng cơ chế tự vệ của

ACFTA thì không thểđồng thời vận dụng cơ chế tự vệ của WTO. Tuy nhiên, điều ngược lại

không được quy định rõ và giảđịnh nhiều khả năng xảy ra rằng là cơ chế của WTO không thể đồng thời vận dụng cùng cơ chế của ACFTA.

Các biện pháp tự vệ của ACFTA có thểđược vận dụng nếu việc thực hiện nghĩa vụ theo EHP, Hiệpđịnh khung hay Hiệpđịnh TIG, hoặc những diễn biến không lường trướcđược liên quan dẫnđến việc nhập khẩu một sản phẩm cụ thể từ các Bên khác tăng đột biến về lượng (theo số

tuyệt đối hay tương đối so với sản xuất trong nước) và trong những điều kiện có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất nghiêm trọng cho ngành trong nước sản xuất sản phẩm tương tự

hoặc cạnh tranh của Bên nhập khẩu.

Các biện pháp tự vệ của ACFTA có thể dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu nhưng không

được vượt quá mức thuế WTO MFN áp dụng cho sản phẩmđó tại thờiđiểm áp dụng. Ngoài ra, các biện pháp tự vệ của ACFTA chỉđược duy trì trong một khoảng thời gian 3 năm và

được gia hạn tốiđa không quá 1 năm. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, các biện pháp tự vệ của ACFTA phải chấm dứt vào cuối giai đoạn quá độ của sản phẩm liên quan.

Khi áp dụng các biện pháp tự vệ của ACFTA, các Bên phải tuân thủ các quy định khác của

Hiệpđịnh WTO về Tự vệ, trừ quy định về các biện pháp hạn chếđịnh lượng theo Điều 5 (về

áp dụng các biện pháp tự vệ), Điều 9 (về các nướcđang phát triển), Điều 13 (về giám sát) và

71

như những quy định về khung thời gian áp dụng biện pháp và mức tăng thuếđược phép mô tả ở trên), tất cả các quy định khác của Hiệpđịnh về Tự vệ của WTO đều được lồng ghép vào vào Hiệpđịnh TIG với nhữngđiều chỉnh thích hợp.

Hệ quả là các yêu cầu về thủ tục của WTO (nghĩa là các quy định về điều tra, xác định tổn

thất và hình thức tự vệ tạm thời) cũng áp dụngđối với các biện pháp theo ACFTA. Ngoài ra, các yêu cầu về thông báo và tham vấn cũng áp dụngđối với cơ chế tự vệ theo ACFTA, do đó

một Bên trước khi áp dụng hoặc gia hạn một biện pháp tự vệ phải tạo cơ hội tham vấnđầyđủ

cho các Bên khác có lợi ích xuất khẩuđáng kể liên quan với mụcđích đạtđược sựđồng thuận

vềđền bù và các mụcđích khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ ACFTA, các biện pháp tự vệ có phải áp dụng trên cơ sở MFN hay không thì không có quy định rõ. Lập luận tương đối chắc

chắn là việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải theo MFN trong phạm vi các Bên tham gia ACFTA nhưng không nhất thiết phải mở rộng cho tất cả các thành viên WTO. Lập luận này có cơ sở khi xét rằng việc các biện pháp tự vệ của ACFTA là nhằm đối phó với những tổn

thất hoặcđe dọa tổn thất từ sự gia tăng đột biến nhập khẩu bởi tự do hóa thương mại và cắt

giảm thuế theo ACFTA.

Cũng như các biện pháp tự vệ của WTO, các biện pháp tự vệ theo ACFTA quy định rằng Bên vận dụng phảiđền bù cho các Bên chịuảnh hưởng. Hiệpđịnh TIG quy định cụ thể rằng, trong việc thỏa thuậnđền bù theo Điều 8 Hiệpđịnh về Tự vệ của WTO (được lồng ghép vào Hiệp định TIG), các Bên phải thông qua trung gian là một cơ quan thường trựcđược thành lập bởi

Hiệp định TIG (và trong khi cơ quan này chưa được thành lập thì phải thông qua AEM-

35

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)