0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Khái quát về Ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HOÁ (Trang 32 -32 )

2.1.1.Lịch sử phát triển của chi nhánh

2.1.1.1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 Ờ 1989 : mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 Ờ 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 Ờ nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Ờ là người lắnh xung kắch của Đảng trên mặt trận tài chắnh tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chắ Minh,...

2.1.1.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa.

Trước nhu cầu và tình hình phát triển chung của đất nước, Thanh Hóa với địa bản rộng và dân số đông, chỉ sau 03 tháng thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt

Nam(26/4/1957), Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Thanh Hóa (Tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá) là một trong những Chi nhánh đầu tiên của hệ thống được ra đời (tháng 7/1957), trên cơ sở một bộ phận cấp phát của Tài chắnh.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Chi nhánh Thanh Hoá. Địa điểm trụ sở chắnh: Số 07- Phan chu Trinh, Phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá.

+ Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hóa

Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chắnh phủ có quyết định số 259 CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chắnh) thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất giữa Ngân hàng kiến thiết Việt nam và Quĩ đầu tư thuộc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Thanh hóa đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa

Căn cứ quyết định 401 KT ngày 14/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng V/v thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 26/11/1990, theo quyết định 105 NH/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá.

Cho đến nay, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hóa là một trong những chi nhánh lớn của BIDV tại khu vực Bắc Trung Bộ với 6 phòng giao dịch đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp, ngoài ra có hơn 100 nhân viên đang làm việc tại chi đã phần nào chứng tỏ sự trưởng thành và lớn mạnh.

Phương châm hoạt động:

-Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. -Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.

Chắnh sách kinh doanh :

-Chất lượng Ờ tăng trưởng bền vững Ờ hiệu quả an toàn

Thàh tắch trong những năm gần đây:

-Trong 3 năm 2008 - 2010, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chắnh của chi nhánh đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch giao, giữ tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15-25%. Chất lượng tắn dụng chuyển biến tắch cực, tỷ trọng thu trên tổng thu từ các sản phẩm dịch vụ mới có những tắn hiệu tắch cực so với các sản phẩm dịch vụ truyền thốngẦ 3 năm liền được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam công nhận Đơn vị hoàn thành xuất sắc kế hoạch

kinh doanh trong toàn hệ thống. Năm 2009 là đơn vị dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ, được nhận Cờ thi đua cấp tỉnh.

- Năm 2008:

+ Tập thể lao động Suất sắc của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. + Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng nhà nước Việt Nam. + Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh, được UBND Tỉnh Thanh hoá tặng bức trướng với nội dung ỘĐổi mới toàn diện - Chủ động hội nhập - Phát triển bền vữngỢ;

- Năm 2009:

+ Tập thể lao động xuất sắc của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. + Là đơn vị ề Lá cờ đầu Ừkhu vực Bắc trung bộ.

+ Là đơn vị ề Lá cờ đầu Ừ tỉnh Thanh Hoá. - Năm 2010:

+ Tập thể lao động Suất sắc của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. + Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của chi nhánh.

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức.

Mô hình tổ chức hiện tại của Chi nhánh BIDV Thanh Hóa là mô hình tổ chức hiện đại, chuyên môn hóa. Đứng đầu là Ban giám đốc, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban giám đốc là các phòng chức năng, gồm 8 phòng : phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, phòng quan hệ khách hàng cá nhân, phòng kế toán, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chắnh, phòng quản lý rủi ro, phòng thông tin điện toán, phòng tổng hợp . Việc phân chia các phòng này dựa trên chức năng, nhiệm vụ mà phòng đảm nhiệm. Công việc được chuyên môn hóa nên được vận hành trôi chảy và hiệu quả hơn, theo tác phong công nghiệp.

Sơ đồ 2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Thanh Hóa

Bên cạnh đó là 6 phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh

Chi nhánh BIDV Thanh Hóa có nhiệm vụ phát triển hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.Thông qua các dịch vụ của Ngân hàng, hỗ trợ các hoạt động tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các chức năng chuyên môn của ngân hàng gồm có: - Dịch vụ chuyển tiền trong nước.

- Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM). - Dịch vụ vấn tin qua điện thoại.

- Dịch vụ SMS Banking.

- Dịch vụ trả và nhận lương tự động.

- Giao dịch ngoại tệ giao ngay, hoán đổi ngoại tệ, giao dịch ngoại tệ kỳ han. - Thu thuế, tiến tới trong tương lai gần có thể thu cả tiền điện nước, internet. - Ngoài ra thi chi nhánh còn làm đại lý bảo hiểm và các loại hình dịch vụ khác.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

a.Ban giám đốc điều hành:

- Giám đốc: Phan Thị Thanh

Nhiệm vụ: là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của ngân hàng, điều hành hoạt động chung của chi nhánh, ra quyết định cuối cùng đối với kế hoạch của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo công việc cho các phó giám

Ban Giám Đốc

Phòng Khách hàng cá nhân Phòng kế toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng hành chắnh nhân sự Phòng thông tin điện toán Phòng tổng hợp Phòng quản lý rủi ro Phòng Khách hàng doanh nghiệp

đốc, các trưởng phòng chức năng, quản lý phòng hành chắnh nhân sự, điều động cán bộ trong ngân hàng.

- Phó giám đốc 1: Lê Thị Lan

Nhiệm vụ: phụ trách mảng kế hoạch kinh doanh, tín dụng, thẩm định, kinh doanh ngoại hối.

- Phó giám đốc 2,3: Đinh Văn Yên, Lê Ngọc Vân

Nhiệm vụ: phụ trách mảng kế toán, công tác hành chính nhân sự, marketing.

b. Phòng quan hệ khách hàng cá nhân.

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân vaff doanh nghiệp nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng BIDV như: Tắn dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tửẦlàm đầu mối cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra các cải tiến cho những sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới để phục vụ cho khách hàng là cá nhân.

Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tắn dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tắn dụng và tài trợ thương mại, sau đó trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng BIDV.

Thực hiện nghiệp vụ tắn dụng và xử lý giao dịch như: nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh cũng như các hình thức cấp tắn dụng khác;thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tắn dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng BIDV; Đưa ra các quyết định chấp nhận (hoặc từ chối) đề nghị cấp tắn dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; Kiểm tra ,giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tắn dụng, phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phắ đầy đủ, đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký; Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm phương án thu hồi khoản cho vay này.

Quản lý các khoản tắn dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng BIDV. Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tắn dụng đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tắn dụng với chi nhánh, bên cạnh đó là cập nhật, phân tắch thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chắnh của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tắn dụng.

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tắn dụng, quản lý các sản phẩm tắn dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn từ HSC Ngân hàng BIDV. Tham gia trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các doanh nghiệp.

d.Phòng tài chắnh-kế toán.

- Thực hiện thu chi các loại ngoại tê, nội tệ, giám định tiền thật, tiền giả; chuyển tiền mặt, các loại séc; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng; quản lý quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, kho tiền.

- Phát hành thẻ tắn dụng, ATM, rút tiênd trên POS đối với các văn phòng giao dịch chưa có cây rút tiền ATM

- Thu thuế, thu ngân sách nhà nước, thu phạt vi phạm hành chắnh

- Thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chắnh xác các nghiệp vụ kinh tế tài chắnh phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chắnh, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.

- Thực hiện các nghiệp vụ như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng, bảo lãnh hoàn thanh toán,bảo lãnh cho du học sinh v.v..

-Chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, chiết khấu chứng từ v.v..

Các tiểu ban cung cấp dịch vụ khác: thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn tại quầy giao dịch, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh trong nước

e.Phòng tiền tệ kho quỹ.

Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng BIDV. Ứng và thu tiền qua các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các Doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

g.Phòng tổ chức hành chắnh.

Chức năng của phòng là quản lý cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh Ngân hàng. Cụ thể phòng làm các nhiệm vụ:

- Tuyển dụng nhân sự, bố trí, điều động, bãi nhiệm, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.

- Thực hiện các chế độ chính sách cho công nhân viên trong ngân hàng. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

- Quản lý xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, quản lý bảo quản tài sản của chi nhánh.

- Thực hiện công tác văn thư, lưu giữ sổ sách, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh.

- Quản lý các nhiệm vụ về công tác hành chính.

h.Phòng tổng hợp.

Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến về các kế hoạch kinh doanh, phân tắch tài chắnh, phân tắch đánh giá tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và Ngân hàng BIDV. Làm công tác thi đua của Chi nhánh, nghiên cứu các đề tài mở rộng mạng lưới kinh doanh tại Chi nhánh để trình HSC BIDV quyết định. Và là đầu mối nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh.

i.Phòng thông tin điện toán.

Phòng thông tin điện toán thực hiện các công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tắnh đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tắnh của Chi nhánh..

k. Phòng quản lý rủi ro.

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay và đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tắn dụng cho từng khách hàng. Tiến hành thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tắn dụng. Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng BIDV

Chịu trách nhiệm về việc quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo các món vay theo đúng quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HOÁ (Trang 32 -32 )

×