0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HOÁ (Trang 38 -38 )

2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong giai đoạn 2007Ờ2010 ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Hóa đã đạt được các kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động có xu thế tăng khá nhanh, biểu thị bằng đường đi lên dốc trên biểu đồ. Từ 746 tỷ đồng tổng lượng vốn huy động được năm 2007 lên 1350 tỷ đồng năm 2009 và dự kiến đến cuối năm 2010 đạt khoảng 1473 tỷ đồng, tổng lượng vốn tăng gấp 1,97lần.

Bảng 1: Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2006 đến 2010 (Đơn vị : tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số tiền huy

động (tỷ đồng) 746 770 982 1350 1473

(Nguồn: Báo cáo tài chắnh của BIDV Thanh Hoá các năm 2006 đến năm 2010)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Qua biều đồ trên chúng ta có thể rút ra các nhận xét

Đầu tiên về lượng tiền gửi bằng đồng nội tệ tăng nhanh và rõ rệt qua các năm, đặt biệt là vào năm 2009 vốn huy động bằng nội tệ là 936 tỷ đồng, tăng 212, huy động ngoại tệ là 414 tỷ đồng tăng 156 tỷ so với năm 2008. Nhờ đó tổng vốn huy động được năm 2009 cũng gia tăng đột biệt với 1350 tỷ vượt kế hoạch. Tuy nhiên nguồn thu ngoại tệ của ngân hàng tuy có sự tăng trưởng nhưng không đều, mang tắnh chất bộc phát chứ không xuất phát từ chủ trương của thành phố, tỉnh Thanh Hóa

Bảng 2: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng BIDV Thanh Hóa giai đoạn 2006 Ờ 2010

Ghi chú : Không bao gồm vốn chủ sở hữu.

(Nguồn: Báo cáo tài chắnh năm 2006 Ờ2010 của Chi nhánh BIDV Thanh Hóa ) (đơn vị : tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng nguồn vốn (*) 746 770 982 1350 1473

I Phân theo loại tiền

1 Bằng VNĐ 550 539 724 936 1247

2 Bằng ngoại tệ quy đổi

196 231 258 414 226

II Phân theo TP kinh tế

1 Huy động từ dân cư 610 655 900 1150 1231 2 Tiền gửi của các TCKT

136 115 82 200 242

3 Tiền gửi, tiền vay các

TCTD khác 0 0 0 50 0

4 Tiền gửi kho bạc và vốn

khác 0 0 0 0 0

III Phân theo kỳ hạn tiền gửi

1 Có kỳ hạn 500 490 610 903 722

2 Không kỳ hạn 35 30 60 42 68

Qua bảng trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét. Thứ nhất đó là lượng vốn huy động chủ yếu là băng nội tệ, đồng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng khá cao trên 20% thậm chắ các năm 2009 tỷ lệ này là rất cao xấp xỉ 30%. Đây là điều dễ hiểu, vì Thanh Hóa là tỉnh có dân số rất đông(gần 5 triệu dân) mà số dân đi xa làm ăn nói chung và xuất ngoại nói riêng là khá lớn, do đó mỗi năm luôn có một lượng lớn kiều hối đổ về.

Thứ hai đó là lượng vốn huy động chủ yếu từ khu vực dân cư, còn từ khu vực các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ lệ không cao, và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn.

Ngoài ra xét theo bối cảnh chung của năm 2009 chúng ta có thể thấy đây, cũng là một năm đầy biến động của thị trường tài chắnh, ngân hàng. Cùng với Chắnh phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kắch thắch kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi phắ tài chắnh cho các doanh nghiệp. Chắnh sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ bản duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tắn dụng cao và nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động gần bằng lãi suất cho vay. Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiệt tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến hoạt động ngân hàng.

Theo số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2010 của Chi nhánh BIDV Thanh Hóa:

- Tổng nguồn vốn 1473 tỷ tăng 123 tỷ (9,1%) so với năm 2009, đạt 113% so với kế hoạch năm 2010

Trong đó:

+ Nội tệ: 1247 tỷ tăng 311 tỷ (33,2%) so với năm 2009

+ Ngoại tệ: 226 tỷ giảm 188 tỷ (45,4%) so với năm 2009 sau thời kỳ tăng đột biến về ngoại tệ năm 2009

- Cơ cấu nguồn vốn

+ Tiền gửi dân cư năm 2010 là: 1231 tỷ, chiếm 83,57% tổng nguồn vốn

b.Hoạt động cho vay

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Ngân hàng (Đơn vị: triệu đồng)

2008 2009 2010 Cuối kỳ Tỷ trọng Cuối kỳ Tỷ trọng Cuối kỳ Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 1.420.640 100% 1.918.324 100% 2.216.674 100% Theo loại tiền tệ Cho vay bằng VND 1.070.458 75,35% 1.478.245 77,06% 1756049 79,22% Cho vay ngoại tệ qui VND 350.182 24,65% 440.079 22,94% 460.625 20.78% Theo thời hạn Cho vay ngắn hạn 664.995 46,80% 996.568 51,95% 1.192.570 53,8% Cho vay trung, dài hạn và cho vay khác 755.645 53,20% 921.756 48,05% 1.024.104 46,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của BIDV Thanh Hoá các năm 2008, 2009 và 2010)

Cho vay ngoại tệ quy ra Việt Nam đồng năm 2010 hơn 1,05 lần so với năm 2009, đạt gần 132% so với năm 2008 tuy nhiên năm 2010 biến động tỷ giá giữa USD và VND là khá phức tạp nên việc cho vay ngoại tệ của chi nhánh có tăng nhưng không nhiều.

Trong năm 2009 dư nợ cho vay trung và dài hạn, cho vay khác tăng 166.111 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 21,98%, Trong đó, cho vay tài trợ uỷ thác đạt 68.245 triệu đồng, giảm 8.750 triệu đồng so với đầu năm. Cho vay ngắn hạn đạt 996.568 triệu đồng, tang 331.573 triệu đồng so với đầu năm; tỷ lệ tang 49,8%

Năm 2010 Cho vay trung, dài hạn và cho vay khác đạt 1.024.104 triệu đồng, tăng 102.348 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 11,1%. Trong đó, cho vay tài trợ uỷ thác đạt 60 tỷ đồng, giảm 9 tỷ đồng so với đầu năm; chiếm 2,5% trong tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn đạt 1.192.570 triệu đồng, tăng 196.002 triệu đồng so với đầu năm; tỷ lệ tăng 19,67%.

Qua đây cho ta thấy quy mô cho vay trung và dài hạn năm 2009 và năm 2010 tăng hơn nhiều so với năm 2008. Ngoài ra ngân hàng còn thiết lập được mối quan hệ tốt với các đối tác khả thi, đầy tiềm năng, có khả năng làm ăn tốt như HUD4, công ty cổ phần Hoàng Long, công ty taxi Mai LinhẦ

Một đặc điểm cần chú ý là tổng số vốn vay của doanh nghiệp nhà nước dù chiếm phần lớn tuy nhiên doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng vay với lượng vốn lớn(trên 40%) riêng trong năm 2010 do việc chắnh sách tăng trưởng của tỉnh, thành phố, mà rất nhiều dự án của chắnh quyền địa phương đi vào thực hiện nên tỉ trọng vay vốn của khu vực nhà nước tăng cao

Bảng4: Tình hình phân loại nợ của Ngân hàng (Đơn vị: triệu đồng)

2008 2009 2010

Cuối kỳ Tỷ trọng Cuối kỳ Tỷ trọng Cuối kỳ Tỷ trọng

Tổng dư nợ 1.420.640 100% 1.918.324 100% 2.216.674 100% Nợ nhóm 1 1.414.884 99,59% 1.914.617 99,83% 2.213.570 99,86% Nợ nhóm 2 260 0,018% 1.514 0,07% 775 0,035% Nợ nhóm 3 351 0,025% 260 0,013% 333 0,015% Nợ nhóm 4 1.690 0,12% 237 0,012% 221 0,01% Nợ nhóm 5 3.455 0,24% 1.468 0,076% 1774 0,08%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của BIDV Thanh Hoá các năm 2008, 2009,2010)

Bên cạnh đó, chất lượng tắn dụng của toàn chi nhánh trong năm 2008 được đánh giá là có bước cải thiện rơ rệt so với các năm trước, tuy nhiên tỷ lệ nợ nhóm 4 lại có chiều hướng gia tăng, nếu không xử lý kịp thời có thể làm thiệt hại cho chi nhánh. Chất lượng theo phân loại nợ thì nợ nhóm 2 là 260 triệu đồng, so với đầu năm tỷ trọng giảm 1,23%. Nợ xấu chiếm 0,41 %/tổng dư nợ. So với đầu năm tỷ trọng tăng 0,2% . Riêng có nợ nhóm 4 là 1690 triệu đồng tăng 769 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng là 83,49%. Tuy nhiên tỷ lệ nợ của chi nhánh vẫn đang ở mức an toàn, chất lượng tắn dụng tương đối tốt.

Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giảm mạnh, tỷ lệ nợ xấu là 0,1%, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,18%, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 0,605%, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là 0,87%, Có thế nói tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh năm 2009 là rất thấp.

Trong năm 2010, tình hình kiểm soát nợ xấu cũng như nợ quá hạn đang được các nhà tắn dụng của ngân hàng thực hiện khá tốt. Tỉ lệ nợ xấu chỉ xấp xỉ 0,1%. Đây là một sự tiến bộ rơ rệt trong khâu quản lý và giám sát các khoản tắn dụng của ngân hàng.

Một số chỉ số thống kê về chất lượng tắn dụng trung và dài hạn

+Tỷ lệ quá hạn cho vay trung và hạn so với tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hóa

Bảng 5: Cơ cấu nợ quá hạn trên tổng dư nợ của món vay trung dài hạn. (Đơn vị: Triệu đồng)

Năm Tổng dư nợ của món vay trung dài hạn

Nợ quá hạn của món vay trung dài hạn

Nợ quá

hạn/Tổng dư nợ

2008 755.645 60 0,0079%

2009 921.756 36 0,0039%

2010 1.024.104 24 0,0023%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của BIDV Thanh Hoá các năm 2008, 2009 , năm 2010)

Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ đã và đang giảm dần qua từng năm, đạt ở mức rất thấp 0,0079% năm 2008 và xuống còn 0,0039% năm 2009. Đến năm 2010 thì tỉ lệ này là 0,0023%. Đây là một điều rất đáng ghi nhận của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn cùng với việc mở rộng của nguồn vốn huy động trung dài hạn. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tắch cực trong việc thẩm định dự án cũng như thu hồi nợ.

c.Hoạt động bảo lãnh.

Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh còn ắt, quy mô hết sức nhỏ bé so với hoạt động tắn dụng, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năm 2008, chi nhánh chỉ thực hiện 134 món bảo lãnh, số tiền là 39.840 triệu đồng. Đến năm 2009 toàn chi nhánh thực hiện 236 món bảo lãnh, số tiền 61.432 triệu đồng và đến năm 2010, số món được bảo lãnh là 295 món với số tiền 136.317 triệu đồng. Số phắ thu được từ hoạt động bảo lãnh là 1,78 tỷ .

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HOÁ (Trang 38 -38 )

×