Thị phần của Agribank trong ngành ngân hàng khu vực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sơn La (Trang 29)

2.3.1.1. Thị phần huy động vốn

Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sơn La được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2:Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sơn La.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tiền gửi của dân cư 438,2 497,6 592,5

Tiền gửi không kỳ hạn 2,135 2,789 3,112

Tiền gửi có kỳ hạn 436,065 494,811 589,388

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 285,4 303,7 402

Tiền gửi không kỳ hạn 63,253 77,145 90,003

Tiền gửi có kỳ hạn 222,147 226,555 311,997

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 48,7 57,8 78,1

Tổng cộng 772,3 859,1 1072,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Sơn La)

Hình 1: Biểu đồ tình hình huy động vốn của Agribank Sơn La năm 2007- 2009

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 nguồn vốn huy động được là 772,3 tỷ đồng, đến năm 2008, mặc dù xảy ra khủng hoảng kinh tế nhưng số vốn huy động được của chi nhánh vẫn đạt 859,1 tỷ đồng, tăng 11,24% so với năm 2007. Đến năm 2009, do phát huy tốt kinh nghiệm trong việc huy động vốn, cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên

trong việc tiếp cận linh hoạt và duy trì mối quan hệ với những khách hàng có nguồn vốn lớn, thay đổi phong cách, nâng cao chất lượng phục vụ, chi nhánh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về tổng nguồn vốn. So với năm 2008, tổng nguồn vốn năm 2009 đạt được 1072,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,85%.

Ngoài ra, ta dễ dàng nhận thấy, tiền gửi có kỳ hạn trong các năm luôn chiếm tỷ lệ cao, trung bình trên 88,82%, cùng với đó là việc gia tăng không ngừng tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều đó cho thấy, niềm tin và uy tín của chi nhánh đối với khách hàng ngày càng cao.

Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực thị phần về huy động vốn, Agribank Sơn La vẫn đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Sơn La. So với năm 2008, tổng huy động vốn năm 2009 đạt 1072,6 tỷ đồng, thấp hơn tổng huy động vốn của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh là 2310 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Agribank Sơn La đang còn rất hạn chế, bị phụ thuộc vào huy động từ dân cư, trong khi đó mặt bằng lãi suất và khuyến mại của Agribank Sơn La chênh lệch không nhiều so với các ngân hàng thương mại khác. Nếu như Agribank Sơn La không tăng cường được khả năng huy động vốn sẽ đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào của các sản phẩm dịch vụ khác như tín dụng, thanh toán… sẽ bị đội lên và điều này ngược lại sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của Agribank Sơn La.

Hình 2: Thị phần huy động vốn Agribank so sánh với các ngân hàng chi nhánh trong khu vực năm 2009

2.3.1.2. Thị phần tín dụng

Bảng 3: Tình hình dư nợ tín dụng của Agribank Sơn La giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ 496,15 464,87 585,23

Dư nợ phân theo thời hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn 403,717 408,16 520,85

Dư nợ cho vay trung và dài hạn 92,433 56,17 64,38

Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước 34,234 25,38 28,68

Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 131,48 191,573 286,76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ tư nhân 330,436 247,917 269,79

Nợ quá hạn 4,217 7,298 3,016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Sơn La)

Từ năm 2008, những biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực đã có tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình. Việc tiếp cận được vốn tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đã đến hạn từ phía khách hàng. Do đó, dư nợ năm 2008 giảm 31,28 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng với 6,3%, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ lại tăng, năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,57%, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 chỉ ở mức 0,85%.

sách ưu đãi và lãi suất hấp dẫn, thu hút được một lượng lớn khác hàng. Đồng thời, nền kinh tế cũng có nhiều bước chuyển biến rõ nét, với nhiều chính sách nhằm khôi phục và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển. Nhìn chung tổng dư nợ năm 2009 tăng so với năm trước 120,36 tỷ đồng, tương ứng với 25,9% với tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ chỉ ở mức 0,52%.

Qua bảng báo cáo trên, ta có thể nhận thấy cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên, trong khi cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống, bởi lẽ, cho vay trung và dài hạn thường có rủi ro lớn, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh đã thực hiện cho vay ngắn hạn với tỷ lệ nhiều hơn. Tỷ trọng cho vay DNNN có xu hướng giảm từ 6,9% năm 2007 xuống còn 5,46% năm 2008 và 4,9% năm 2009. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng từ 26,5% năm 2007 tăng lên 41,2% năm 2008 và 48,9% năm 2009. Sự thay đổi trong cơ cấu cho vay này cũng hoàn toàn phù hợp với biến đổi của nền kinh tế thị trường.

Những phân tích trên cho thấy thị phần tín dụng của Agribank Sơn La liên tục được cải thiện. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của Agribank Sơn La được nâng cao qua từng năm. Mặc dù, thị phần của Agribank Sơn La vẫn đang giữ vị trí đứng đầu so với các ngân hàng khác. Nhưng nếu so với các NHTM đang hoạt động trên địa bàn thành phố Sơn La hiện nay như: NH TMCP An Bình (ABBANK), NH Đầu tư và phát triển (BIDV), NH công thương (Vietin bank), vị trí xếp hạng của Agribank đang có nguy cơ bị ABBANK và BIDV bỏ xa về mặt thị phần.

Hình 3: Thị phần tín dụng của các ngân hàng năm 2009 trên địa bàn TP.Sơn La

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sơn La (Trang 29)