Nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ máy móc, thiết bị:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sơn La (Trang 72)

- Nguồn vốn khác

3.2.2Nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ máy móc, thiết bị:

4. Vietin Bank Sơn La

3.2.2Nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ máy móc, thiết bị:

Hiện đại hóa ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành ngân hàng, nhất là trong quá trình củng cố, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng. Sau những năm đổi mới, hệ thống kỹ thuật công nghệ ngân hàng đã và đang là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của ngân hàng về thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế đất nước.

*Đa dạng hóa các nguồn vốn, tăng cường năng lực tài chính đáp ứng cho

đổi mới công nghệ

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng. Ngày nay, hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ, mà còn đổi mới cả cách thức phân phối. Quá trình tự động hóa các dịch vụ ngân hàng giúp ngân hàng mở rộng không giới hạn về không gian, thời gian và các dịch vụ ngân hàng mới, đem lại cho khách hàng nhiều sự tiện lợi. Tuy nhiên, để tiến hành đổi mới công nghệ, NH cần phải có một lượng vốn khá lớn. Vì vậy, để có đủ vốn phục vụ quá trình đầu tư đổi mới công nghệ, giải pháp đưa ra là chi nhánh cần đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Giải pháp cho đa dạng hoá nguồn vốn của NH đã được trình bày cụ thể ở phần trên.

*Tăng cường đầu tư đồng bộ, toàn diện và dứt điểm cho vấn đề an ninh mạng của ngân hàng

Lỗ hổng trong an ninh mạng hiện nay của các ngân hàng nói chung và Agribank Sơn La nói riêng là điều đáng báo động. Công nghệ trong ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro…Một khi xảy ra sự cố an toàn sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng, thậm trí có thể dẫn đến sự phá sản. Trước sự quan trọng này đã đòi hỏi chi nhánh Agribank Sơn La phải hết sức quan tâm và có những giải pháp thỏa đáng cho vấn đề này. Để khắc phục tình trạng trên cần phải có sự phối hợp, đầu tư đồng bộ, toàn diện của nhiều yếu tố liên quan. Trước hết là vấn đề nguồn vốn đầu tư. Để có được hệ thống an ninh mạng hiện đại thì ngân hàng phải có một nguồn vốn khá lớn đầu tư cho việc mua sắm, lắp đặt mạng lưới này. Như vậy, vấn đề đầu tiên là giải quyết khâu huy động vốn. Tiếp đến, sau khi đã có hệ thống an ninh này thì vấn đề vận hành chúng cũng chiếm vai trò quan trọng không kém. Do đó, cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ vận hành có đủ trình độ kĩ thuật, chuyên sâu về bảo an mạng cho ngân hàng. Ngoài ra cũng cần

đến sự phối hợp của tất cả các bộ phận, sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng để kịp thời khắc phục sự cố khi nó có xảy ra.

*Sử dụng tư vấn trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ

Muốn đầu tư đổi mới công nghệ, chi nhánh cần thu hút đủ một số lượng vốn nhất định. Đó không phải là điều đơn giản, tuy nhiên việc sử dụng số vốn ấy trong quá trình mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới như thế nào cho hiệu quả và hợp lý nhất mới là điều khó khăn và quan trọng. Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí là điều chi nhánh cần triển khai thực hiện.

Nhưng làm thế nào để có thể sử dụng vốn tiết kiệm mà lại hiệu quả nhất trong điều kiện sự hiểu biết về công nghệ của CBNV chi nhánh có hạn. Giải pháp đưa ra trong trường hợp này đó chính là sử dụng tư vấn trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ. Những nhà tư vấn về công nghệ sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động đầu tư bằng việc thẩm định, đánh giá lại các công nghệ, trang thiết bị đã và đang sử dụng từ đó xem xét khả năng tái sử dụng, nâng cấp, hoặc phát triển những thiết bị và công nghệ này. Chỉ khi nào những công nghệ, thiết bị này không đáp ứng được nhu cầu đặt ra thì mới tiến hành các bước cần thiết liên quan đến các đầu tư công nghệ mới. Do đó, dịch vụ trên nhằm giúp chi nhánh đạt được các mục tiêu sau:

-Tiết kiệm chi phí về thời gian và nhân sự.

-Chọn lựa công nghệ phù hợp với yêu cầu, qui mô của chi nhánh. -Tối ưu hóa hiệu quả vốn đầu tư.

- Nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh

3.2.3.Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTM.

Để tăng năng lực tài chính cho các NHTM và tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì phải giải quyết 3 vấn đề: Tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản.

Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, áp dụng công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa nguồn vốn trong dân và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn với việc nâng cao tiện ích của từng dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, mở rộng dịch vụ ngân hàng đến mọi tầng lớp dân cư.

Xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, quản lý vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý (MIS)… theo đúng thông lệ quốc tế.

Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của các NHTM; nâng cao khả năng dự báo thị trường để có thể vừa mở khả năng kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Thứ hai: Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới.

Đối với các dịch vụ truyền thống (như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán…) đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, NHTM cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng; xoá bỏ những ưu đãi trong cơ chế tín dụng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng; nghiên cứu áp dụng cách phân loại nợ dựa trên cơ sở rủi ro và trích dự phòng rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế để nâng cao uy tín của ngân hàng.

Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, các sản phẩm phái sinh… cần phải nâng cao năng lực marketing của các NHTM, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng; nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất.

Thứ ba: Về lãi suất và phí

Điều chỉnh mức lãi suất và phí phù hợp với thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam.

Về lãi suất: phải được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung và cầu vốn cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng cũng như nâng cao vai trò của NHNN trong việc kiểm soát, điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình.

Về thu phí: Phần đông doanh nghiệp và công chúng Việt Nam chưa am hiểu sâu

sắc các dịch vụ ngân hàng, vì thế các dịch vụ thu phí như: bảo lãnh ngân hàng, thẻ thanh toán, các dịch vụ thanh toán khác… ngân hàng cần tính toán thu phí sao cho hợp lý để khuyến khích khách hàng sử dụng. Phí của từng loại dịch vụ nên gắn với mức độ rủi ro của dịch vụ đó. Lãi suất và phí hợp lý sẽ tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển tốt.

Thứ tư: Hoàn thiện môi trường pháp luật :

Theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành. Tiếp tục xây dựng những văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ mới như: bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán… theo chuẩn mực quốc tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Sơn La (Trang 72)