5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Những hạn chế của PTBV công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thá
và nguyên nhân
Qua phân tích thực trạng, có thể rút ra nhận xét chung là trong những năm qua công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát triển không bền vững, biểu hiện cụ thể trên một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, nếu xét về khía cạnh tăng trưởng thì trong những năm qua ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã tăng trưởng với tốc độ khá cao (cao hơn mức bình quân chung của cả nước). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng là không ổn định.
Thứ hai, giá trị gia tăng thấp và tỷ lệ VA/GO có xu hướng giảm dần, biểu hiện chất lượng tăng trưởng của công nghiệp Thái Nguyên trong các năm qua là thấp. Nguyên nhân là do hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ là khai thác khoáng sản dưới dạng thô hoặc sơ chế; các doanh nghiệp chế biến, chế tạo cũng mới chỉ dừng lại ở hoạt động gia công, lắp ráp là chủ yếu; các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu và kém phát triển.
Thứ ba, Thái Nguyên đã từng được coi là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, song hiện nay phần lớn các cơ sở công nghiệp này chậm đổi mới công nghệ, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao; cùng với đó là năng lực cạnh tranh cấp tỉnh yếu. Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của Thái Nguyên nói chung còn hạn chế. Trong khi công nghiệp lại là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư của tỉnh chưa thật thuận lợi, thông thoáng, để tạo sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Thái Nguyên.
Thứ tư, quá tình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến (là ngành có giá trị gia tăng cao). Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch còn chậm, chưa rõ ràng, có sự mất cân đối lớn giữa công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, các ngành công
nghiệp phụ trợ còn yếu và kém phát triển, chưa có những ngành, sản phẩm mang tính đột phá, chưa xuất hiện các ngành có trình độ cao, chất xám cao hơn như công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo tinh xảo, hoá chất cơ bản, chế tạo vật liệu mới... Cơ cấu công nghiệp theo ngành còn thiếu thân thiện với môi trường và tiềm ẩn nguy cơ không bền vững cao do tập trung chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng, có ảnh hưởng và tác động lớn đến môi trường như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm và đồ uống.... Nguyên nhân là do còn lúng túng, chưa rõ ràng trong việc xác định các ngành công nghiệp ưu tiên và lĩnh vực mũi nhọn; bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của Thái Nguyên nói chung còn hạn chế.
Thứ năm, quá trình sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu về quá trình sản xuất sạch, sản phẩm thân thiện môi trường, một phần là do công nghệ sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, một phần là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc BVMT chưa tốt, các yêu cầu về BVMT chưa được đặt ra một cách gắt gao, đến nay ô nhiễm môi trường đã có biểu hiện gia tăng. Rất nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để.
Thứ sáu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn hạn chế, các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp dân doanh) thường chỉ quan tâm và tập trung vào mục tiêu phát triển sản xuất mà thiếu quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường, họ sẵn sàng vì những cái lợi trước mắt mà đánh đổi sự PTBV của xã hội, của cộng đồng.
Thứ bảy, phân bố công nghiệp còn chưa hợp lý, việc cho phép các cơ sở công nghiệp hình thành và phát triển dọc theo các tuyến quốc lộ, gằn các khu đô thị, khu vực dân cư và nằm ngoài các KCN, CCN đang gây sức ép lớn về mặt môi trường, xử lý chất thải, cung cấp điện, nước cũng như các vấn đề về mặt xã hội khác.
Chƣơng 4
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Quan điểm phát triển
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, (Chương trình Nghị sự 21 Thái Nguyên), quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2020, gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng TDMN Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Hà Nội. Yêu cầu phát triển bền vững phải được đặt ra và lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp của địa phương.
Phát triển bền vững công nghiệp là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng hàng đầu để đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện phương châm khai thác triệt để, huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên minh, liên vùng, liên ngành trong phát triển công nghiệp.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển công nghiệp. Cân nhắc và khai thác một cách có tính toán, có chiến lược lâu dài đối với các tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, đặc biệt là đối với các loại tài nguyên không thể tái tạo và các loại tài nguyên mà với công nghệ và trình độ hiện tại chưa thể khai thác một cách có hiệu quả. Hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững công nghiệp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình độ cao, đáp ứng và phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp.
Phát triển bền vững công nghiệp cần có lộ trình thích hợp và phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
4.1.2. Định hướng phát triển
Phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên tập trung vào một số ngành truyền thống có lợi thế của tỉnh, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao, vị trí trung tâm vùng.
Các ngành công nghiệp truyền thống và có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,... vẫn được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, cần chuyển dần sang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, chế biến sâu, có giá trị gia tăng lớn, ít
thâm dụng tài nguyên và ít ảnh hưởng đến môi trường như ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại; công nghiệp phần mềm; sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; chế tạo vật liệu mới; sản xuất linh kiện điện, điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số, viễn thông và công nghệ thông tin... Trong đóa xác định ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, gia công kim loại là ngành công nghiệp mũi nhọn và được ưu tiên phát triển số một của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2020.
Từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: tái chế, xử lý chất thải; sản xuất các thiết bị đồng bộ, công nghệ về bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ môi trường.
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn và phát triển công nghiệp phụ trợ triển công nghiệp phụ trợ
Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của quốc gia (ban hành kèm theo Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển), xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thái Nguyên bao gồm:
Cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại (ô tô, động cơ diezen, thiết bị toàn bộ, phụ tùng, máy nông nghiệp, cơ điện tử).
Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao như công nghiệp phần mềm; sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; chế tạo vật liệu mới; sản xuất linh kiện điện, điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số, viễn thông và công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại, màn hình...).
Trong hai nhóm ngành nêu trên, ngành cơ khí chế tạo, gia công kim loại của Thái Nguyên là ngành đã có truyền thống phát triển, tuy nhiên cần tập trung đầu tư chiều sâu và phát triển công nghiệp phụ trợ. Đây sẽ được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn và được ưu tiên phát triển số một của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2020..
Cùng với hai ngành công nghiệp mũi nhọn nêu trên, trong giai đoạn 2010-2020 tỉnh Thái Nguyên cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên theo thứ tự sau:
1. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; 2. Công nghiệp dệt may, da giầy;
3. Công nghiệp luyện kim;
4. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
Trong những ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên ở trên, các ngành luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các ngành cơ khí chế tạo; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; dệt may, da giầy sẽ có tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
4.2.2. Điều chỉnh phân bố công nghiệp, xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp khu công nghiệp
Nguyên tắc của chính sách phân bố công nghiệp là nhằm tạo ra một không gian phân bố công nghiệp hợp lý hơn, kích thích công nghiệp phát triển nhưng vẫn hài hòa được các lợi ích về môi trường. Dưới góc độ phát triển bền vững, không gian phân bố phản ánh "sức chứa" hay giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung công nghiệp nói riêng theo từng vùng. Nhìn tổng thể, không gian đó vẫn có sức chứa rất lớn, tuy nhiên do phân bố không hợp lý đang tạo ra sự quá tải cục bộ tại một số vùng
hay gọi là "điểm nóng" môi trường không đáng có. Quan trọng hơn, cách thức phân bố như hiện nay đã không cho phép khai thác các lợi thế môi trường, đang và ngày càng trở thành "hàng hoá" có giá trị và góp phần làm tăng sức mạnh cạnh tranh đáng kể.
4.2.3. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và phát triển công nghiệp môi trường nghiệp và phát triển công nghiệp môi trường
Để PTBV, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp BVMT trong sản xuất công nghiệp, trong đó phải kể đến các giải pháp sau:
- Thực hiện chính sách phòng ngừa, BVMT trong công nghiệp - Phát triển công nghiệp môi trường.
4.2.3.1. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp
Chính sách BVMT trong công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là phòng ngừa trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm dựa trên 3 nội dung sau:
- Phòng ngừa ngay từ doanh nghiệp, tạo ra các năng lực cần thiết để tự kiểm soát và giải quyết BVMT ngay từ doanh nghiệp.
- Phòng ngừa ngay trong quá trình xây dựng chiến lược, chính sách phát triển.
- Thực hiện chiến lược liên tục về sản xuất sạch hơn.
4.2.3.2. Phát triển công nghiệp môi trường
Công nghiệp môi trường tự thân đã có trong các lĩnh vực công nghiệp và đang trở thành các thực thể kinh tế rõ nét. BVMT đang thu hút nhiều luồng đầu tư và thành phần kinh tế tham gia, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm với doanh thu ngày càng gia tăng. Tại một số quốc gia như Mỹ, Tây Âu ngành công nghiệp môi trường đang ngày càng khẳng định vị thế với doanh thu lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Nguyên tắc của chính sách là liên kết các nỗ lực tạo ra một cơ cấu công nghiệp bền vững trên cơ sở cân đối đầu ra của công nghiệp, vừa thu được giá trị kinh tế cao và đóng góp giảm thiểu chất thải trong công nghiệp. Các bước đi cơ bản đến năm 2015 vẫn dựa trên nền tảng quan trọng của các xu hướng hiện nay. Sau năm 2015 và đến 2020, sẽ định hình các hướng chuyên sâu như tái chế, xử lý chất thải, sản xuất thiết bị và dịch vụ môi trường.
(1) Ngành công nghiệp tái chế chất thải ngoài những lĩnh vực tái chế hiện nay như giấy, nhựa và kim loại sẽ phát triển các hình thức mới như tái chế/sơ chế và trao đổi chất thải thông qua doanh nghiệp trung gian. Trước hết tập trung giải quyết vấn đề chất thải tại các KCN và khu chế xuất, sau năm 2015 phát triển đa dạng các doanh nghiệp thu gom và tái chế tạo cầu cho phần lớn chất thải công nghiệp.
(2) Sản xuất các thiết bị đồng bộ/công nghệ về bảo vệ môi trường
- Hình thành một số đầu mối doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị đồng bộ/công nghệ về BVMT quy mô công nghiệp.
- Hình thành một số hướng sản xuất các thiết bị thử, chất thử, các nguyên liệu thay thế nhập ngoại trong công nghệ BVMT. Phấn đấu tăng dần tỷ lệ thay thế các công nghệ thiết bị môi trường bằng sản phẩm nội địa.
(3) Cung cấp dịch vụ môi trường đa dạng và theo xu hướng hình thành các doanh nghiệp dịch vụ:
- Thực hiện chiến lược phòng ngừa chủ động hình thành các hướng dịch vụ về đào tạo, tư vấn tăng cường năng lực, quan trắc và kiểm toán môi trường.
- Phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ.
- Phát triển các mô hình doanh nghiệp dịch vụ thu gom và xử lý chất thải gắn với từng loại hình doanh nghiệp.
- Phát triển các dịch vụ phân tích và kiểm soát ô nhiễm, đánh giá rủi ro và tư vấn áp dụng ISO 14000, GMP...
Đối với Thái Nguyên, hiện nay chưa có bất cứ cơ sở xử lý, tái chế rác thải tập trung nào, rác thải sinh hoạt thu gom và chôn lấp tại các bãi chứa rác