Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 104)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong

nghiệp và phát triển công nghiệp môi trường

Để PTBV, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp BVMT trong sản xuất công nghiệp, trong đó phải kể đến các giải pháp sau:

- Thực hiện chính sách phòng ngừa, BVMT trong công nghiệp - Phát triển công nghiệp môi trường.

4.2.3.1. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp

Chính sách BVMT trong công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là phòng ngừa trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm dựa trên 3 nội dung sau:

- Phòng ngừa ngay từ doanh nghiệp, tạo ra các năng lực cần thiết để tự kiểm soát và giải quyết BVMT ngay từ doanh nghiệp.

- Phòng ngừa ngay trong quá trình xây dựng chiến lược, chính sách phát triển.

- Thực hiện chiến lược liên tục về sản xuất sạch hơn.

4.2.3.2. Phát triển công nghiệp môi trường

Công nghiệp môi trường tự thân đã có trong các lĩnh vực công nghiệp và đang trở thành các thực thể kinh tế rõ nét. BVMT đang thu hút nhiều luồng đầu tư và thành phần kinh tế tham gia, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm với doanh thu ngày càng gia tăng. Tại một số quốc gia như Mỹ, Tây Âu ngành công nghiệp môi trường đang ngày càng khẳng định vị thế với doanh thu lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Nguyên tắc của chính sách là liên kết các nỗ lực tạo ra một cơ cấu công nghiệp bền vững trên cơ sở cân đối đầu ra của công nghiệp, vừa thu được giá trị kinh tế cao và đóng góp giảm thiểu chất thải trong công nghiệp. Các bước đi cơ bản đến năm 2015 vẫn dựa trên nền tảng quan trọng của các xu hướng hiện nay. Sau năm 2015 và đến 2020, sẽ định hình các hướng chuyên sâu như tái chế, xử lý chất thải, sản xuất thiết bị và dịch vụ môi trường.

(1) Ngành công nghiệp tái chế chất thải ngoài những lĩnh vực tái chế hiện nay như giấy, nhựa và kim loại sẽ phát triển các hình thức mới như tái chế/sơ chế và trao đổi chất thải thông qua doanh nghiệp trung gian. Trước hết tập trung giải quyết vấn đề chất thải tại các KCN và khu chế xuất, sau năm 2015 phát triển đa dạng các doanh nghiệp thu gom và tái chế tạo cầu cho phần lớn chất thải công nghiệp.

(2) Sản xuất các thiết bị đồng bộ/công nghệ về bảo vệ môi trường

- Hình thành một số đầu mối doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị đồng bộ/công nghệ về BVMT quy mô công nghiệp.

- Hình thành một số hướng sản xuất các thiết bị thử, chất thử, các nguyên liệu thay thế nhập ngoại trong công nghệ BVMT. Phấn đấu tăng dần tỷ lệ thay thế các công nghệ thiết bị môi trường bằng sản phẩm nội địa.

(3) Cung cấp dịch vụ môi trường đa dạng và theo xu hướng hình thành các doanh nghiệp dịch vụ:

- Thực hiện chiến lược phòng ngừa chủ động hình thành các hướng dịch vụ về đào tạo, tư vấn tăng cường năng lực, quan trắc và kiểm toán môi trường.

- Phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ.

- Phát triển các mô hình doanh nghiệp dịch vụ thu gom và xử lý chất thải gắn với từng loại hình doanh nghiệp.

- Phát triển các dịch vụ phân tích và kiểm soát ô nhiễm, đánh giá rủi ro và tư vấn áp dụng ISO 14000, GMP...

Đối với Thái Nguyên, hiện nay chưa có bất cứ cơ sở xử lý, tái chế rác thải tập trung nào, rác thải sinh hoạt thu gom và chôn lấp tại các bãi chứa rác thải, rác thải công nghiệp do các cơ sở công nghiệp tự xử lý, bán hoặc chôn lấp. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế chất thải tập trung là hết sức cần thiết, trước mắt tập trung đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, khuyến khích và có chính sách ưu đãi cao đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)