5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
3.2.1.1. Tăng trưởng công nghiệp
So sánh tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với mức tăng trưởng chung của cả nước được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: So sánh tăng trƣởng công nghiệp và kinh tế tỉnh Thái Nguyên với cả nƣớc
Đơn vị tính: %
TT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I CẢ NƢỚC
1 Tăng trưởng kinh tế 6,78 5,89 5,25 5,42
2 Tăng trưởng công nghiệp 14 9,1 6,30 5,90
II THÁI NGUYÊN
1 Tăng trưởng kinh tế 11 9,36 6, 81 6,56
2 Tăng trưởng công nghiệp 18,3 13,70 10,07 7,46
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013
Qua số liệu trong bảng 3.3, chúng ta thấy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên những năm gần đây luôn duy trì được tốc độ cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có ổn định hay không thì chúng ta phải xem xét bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành và tốc độ tăng trƣởng công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
TT CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 BQ cả giai đoạn I Giá trị SXCN (GO) Tỷ đồng 24.902,2 33.129,8 36.466,4 38.900 33.349,6 1 Công nghiệp khai khoáng - 1.137,6 2.623,0 3.313,2 4.016,9 2.772,675 2 Công nghiệp chế biến chế tạo - 22.886,1 29.448,4 31.925,7 33.423,5 29.420,93 3 SX,PP điện,khí đốt, nước - 657,6 832,4 963, 8 1.136,3 897,525 4 Cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải - 220,9 226,0 263,7 323,2 258,45 II Tốc độ tăng trƣởng GO % 18,30 13,70 10,07 7,64 12,40 1 Công nghiệp khai khoáng - 13,7 13 26,3 21,2 18,5 2 Công nghiệp chế biến chế tạo - 19,5 28,6 8,4 4,7 15,3 3 SX,PP điện, khí đốt, nước - 24,6 26,5 15,7 17,9 21,1 4 Cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải - 15,4 2,3 16,6 22,5 14,2
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010-2013
Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy: giá trị SXCN của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013 qua các năm tăng, bình quân cả giai đoạn đạt 33.091,13 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng công nghiệp tỉnh Thái Nguyên lại không ổn định.
3.2.1.2. Giá trị gia tăng (VA)
Giá trị gia tăng (còn được gọi là giá trị tăng thêm) là giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tăng trưởng. Thông thường, người ta hay sử dụng một chỉ tiêu tương đối là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng (VA) và giá trị sản xuất công nghiệp (GO) để so sánh và đánh giá mức độ giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ VA/GO càng cao thì mức độ phát triển của công nghiệp càng cao và ngược lại. Giá trị gia tăng và tỷ lệ VA/GO của Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013 được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Giá trị gia tăng và tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp Thái Nguyên
TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Giá trị gia tăng (VA) Tỷ đồng
5.852,0 4.439,4 7.293,2 6.146,2 2 Giá trị SX công nghiệp (GO) Tỷ
đồng
24.902,2 33.129,8 36.466,4 38.900
3 Tốc độ tăng trưởng VA % 12,4 13,4 20,0 15,8
4 Tốc độ tăng trưởng GO % 18,3 13,7 10,1 7,6
5 Tỷ lệ VA/GO % 23,5 13,4 19,9 15,8
6 Tỷ lệ VA/GO của cả nước % 29,6 28,0 26,3 24,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2010-2013
Trong giai đoạn 2010-2013 tỷ lệ VA/GO của Thái Nguyên có xu hướng giảm dần. Như vậy, rõ ràng mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá và cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, nhưng giá trị gia tăng thấp và tỷ lệ VA/GO có xu hướng giảm dần, biểu hiện chất lượng tăng trưởng của công nghiệp Thái Nguyên trong các năm qua là thấp. Thực tế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thấp do hoạt
động chủ yếu của các doanh nghiệp này chỉ là khai thác khoáng sản dưới dạng thô hoặc sơ chế, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo cũng mới chỉ dừng lại ở hoạt động gia công, lắp ráp là chủ yếu. Giá trị gia tăng thấp thường là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳ đầu phát triển công nghiệp hoá dựa vảo gia công và khai thác khoáng sản. Việc lạm dụng khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tương lai.
3.2.1.3. Năng lực cạnh tranh
Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp của Thái Nguyên, trong số những sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên, ngoại trừ các sản phẩm khai khoáng (than, quặng kim loại...) là những sản phẩm phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tự nhiên và ít chịu sự tác động của yếu tố cạnh tranh do đặc tính ngày càng trở nên khan hiếm của các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, thì chỉ một số ít sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước như sản phẩm thép cán gắn với thương hiệu, vị thế của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và sản phẩm chè chế biến gắn với thương hiệu chè Thái Nguyên. Các sản phẩm công nghiệp còn lại như xi măng, vật liệu xây dựng,... chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và trong ngành thông qua các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm hướng nội, hoặc các sản phẩm may mặc, cơ khí chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công, chế tạo cho các hãng có tên tuổi trong và ngoài nước.
Đối với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, do số liệu thống kê còn hạn chế, nên trong nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện đánh giá và công bố hàng năm để phân tích. Thể hiện ở Phụ lục 1: Kết quả PCI năm 2013.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, PCI năm 2013 của Thái Nguyên là 58,96 nằm trong top điều hành khá, đứng thứ 25/63 địa phương trong cả nước. Tuy nhiên bị tụt 8 bậc so với năm 2012.. Như vậy, chỉ số PCI của Thái Nguyên không ổn định nhưng ở mức Khá, cho thấy
môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tại địa phương là có khả năng hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư. Vì vậy, để PTBV thì địa phương cần có nhiều giảỉ pháp hơn nữa để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
3.2.1.4. Cơ cấu công nghiệp
Trước khi đi vào phân tích cơ cấu công nghiệp của Thái Nguyên, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây được thể hiện qua các số liệu trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: %
TT NGÀNH KINH TẾ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng số 100.0 100.0 100.0
I Nông lâm ngư nghiệp 23,64 20,78 19,74
II Công nghiệp xây dựng 43,27 41,31 41,44
III Dịch vụ 33,09 37,91 38,82
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2013
Qua số liệu về cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong bảng 3.6, chúng ta thấy tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng lên. Như vậy, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng.
Với tỷ trọng công nghiệp năm 2013 chiếm 41,44 %, dịch vụ chiếm 38,82% và nông nghiệp chiếm 19,74 GDP, có thể nói Thái Nguyên là một tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ khá cao, tương đương với mức bình quân chung của cả nước (tỷ trọng từng khu vực trong cơ cấu GDP của cả nước tương ứng là 38,63% - 43,31% - 18,39%), đây là cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác BVMT, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh do phát triển công nghiệp, dịch vụ đặt ra.
Cơ cấu công nghiệp nhìn từ góc độ ngành:
Cơ cấu giá trị sản xuất cồng nghiệp theo ngành của tỉnh Thái Nguyên được thống kê trong bảng 3.7. Có thể thấy đối với Thái Nguyên công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối và có xu hướng tăng lên(năm 2013 chiếm tỷ trọng 85,92%), công nghiệp sản xuất phân phối điện, cung cấp nước chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần (năm 2013 chiếm tỷ trọng 0,007%; 0,0083%).
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành
tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TỔNG SỐ 24,902.2 33,129.8 36,466.4 38,900.0 Công nghiệp khai khoáng 1,137.6 2,623.0 3,313.2 4,016.9 Khai thác than cứng và than non 852.5 1,247.5 1,891.7 1,844.0 Khai thác dầu thô và khí
đốt tự nhiên - - - -
Khai thác quặng kim loại 167.2 1,050.1 1,198.1 1,972.7 Khai khoáng khác 94.8 296.2 223.4 200.3 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng 23.1 29.2 0.0 0.0 Công nghiệp chế biến chế tạo 22,886.1 29,448.4 31,925.7 33,423.5 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 1,099.8 1,498.2 1,681.0 1,861.5 Sản xuất chế biến thực phẩm 1,047.4 1,432.2 1,602.7 1,744.1 Sản xuất chế biến đồ uống 52.4 66.0 78.3 117.5
Sản xuất thuốc lá - - - - Dệt 5.6 4.6 33.1 38.0 Sản xuất trang phục 675.0 767.7 1,937.7 2,087.4 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 4.4 7.0 8.1 9.7 Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tre nứa, sản xuất sản phẩm từ rơm rạ và vật liệu tết bện
207.7 199.5 335.1 448.6 Sản xuất giấy và sản
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
In, sao chép bản ghi các loại 27.3 32.1 33.8 48.8 Sản xuất than cốc, sản
phẩm dầu mỏ tinh chế 5.6 7.5 12.4 14.1 Sản xuất hoá chất và sản
phẩm hoá chất 1,005.6 1,444.0 2,009.7 1,777.6 Sản xuất thuốc, hoá dược
và dược liệu 7.3 2.4 2.5 0
Sản xuất sản phẩm từ cao
su và plastic 33.2 96.6 78.5 148.3 Sản xuất SP từ khoáng
phi kim loại khác 2,715.2 4,026.1 5,342.6 6,004.7 Sản xuất kim loại 13,754.2 16,311.1 15,312.7 15,181.2 Sản xuất SP từ kim loại
đúc sẵn (trừ MMTBị ) 1,103.5 2,124.7 2,192.4 2,332.6 SX SPđiện tử, máy vi
tính và SPquang học 1.9 4.9 1.3 6.1 Sản xuất thiết bị điện 1.3 8.7 5.4 9.0 SX máy móc thiết bị
chưa được phân vào đâu 40.4 78.9 62.9 63.2 Sản xuất xe có động cơ
rơ móc 1,282.4 1,897.1 1,882.7 1,898.0 Sản xuất phương tiện vận
tải khác 1.9 5.1 2.2 2.7
Sản xuất giường tủ bàn ghế 155.8 253.4 303.7 432.7 Công nghiệp chế biến,
chế tạo khác (Sản xuất dụng cụ y tế…)
376.4 318.5 308.1 465.6 Sửa chữa, bảo dưỡng và
lắp đặt MMTB 3.6 4.9 8.4 9.5
CN Sản xuất phân phối điện khí đốt nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí 1,775.0 2,333.6 2,647.0 301.7
Sản xuất phân phối điện khí đốt nƣớc
nóng, hơi nƣớc và điều hoà không khí 657.6 832.4 963.8 1,136.3 Sản xuất điện 568.7 717.5 755.2
Phân phối điện 88.9 114.9 160.0
Dthu 1,206.3 1,616.1 2,254.2
Trị giá vốn 1,117.5 1,501.2 2,094.0
Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý và xử
lý rác thải, nƣớc thải 220.9 226.0 263.7 323.2
Khai thác xử lý và cung cấp nước 100.7 115.1 118.4 141.8 Thoát nước và xử lý nước thải - - 0.0 0.0 Thu gom xử lý và tiêu huỷ rác
thải; tái chế phế liệu 83.3 80.2 109.5 135.1 Xử lý ô nhiễm và HĐộng quản
lý chất thải khác 37.0 30.6 35.8 46.3
Bảng 3.8: Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2013
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2013
TỔNG SỐ 100
Công nghiệp khai
khoáng 10,32
Khai thác than cứng và than non 4,47 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên -
Khai thác quặng kim loại 6,79
Khai khoáng khác 0,51
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng 0
Công nghiệp chế biến
chế tạo 85,92
Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 4,78 Sản xuất chế biến thực phẩm 4,48
Sản xuất chế biến đồ uống 0,3
Sản xuất thuốc lá -
Dệt 0,009
Sản xuất trang phục 5,3
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 0,002 Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tre nứa, sản xuất
sản phẩm từ rơm rạ và vật liệu tết bện 1,15 Sản Xuất giấy và sản phẩm từ giấy 1,5 In, sao chép bản ghi các loại 0,012 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 0,036 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 4,5 Sản xuất thuốc , hoá dược và dược liệu 0 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 0,38 Sản xuất SP từ khoáng phi kim loại khác 15,4
Sản xuất kim loại 39
Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTBị ) 5,9 SX SPđiện tử, máy vi tính và SPquang học 0,015
Chỉ tiêu Năm 2013
Sản xuất thiết bị điện 0,023
SX máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu 0,16 Sản xuất xe có động cơ rơ móc 4, 8 Sản xuất phương tiện vận tải khác 0,0006
Sản xuất giường tủ bàn ghế 1,11
Công nghiệp chế biến, chế tạo khác (Sản xuất
dụng cụ y tế…) 1,19
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt MMTB 0,002
CN Sản xuất phân phối điện khí đốt nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hoà
không khí 2,927
Sản xuất phân phối điện khí đốt nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 2,92 Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải 0,833
Khai thác xử lý và cung cấp nước 0,037
Thoát nước và xử lý nước thải
Thu gom xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu 0,034 Xử lý ô nhiễm và HĐộng quản lý chất thải khác 0,019
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2013
10%
86%
3% 1%
Công nghiệp khai khoáng
Công nghiệp chế biến chế tạo
Công nghiệp SX phân phối điện khí đốt nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
Nhìn vào cơ cấu công nghiệp theo ngành của tỉnh Thái Nguyên năm 2013 trong bảng 3.8 và biểu đồ 3.1 trên ta thấy giá trị sản xuất ngành công nghiệp Thái Nguyên chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như:
- Sản xuất kim loại (gang, thép, thiếc thỏi....), chiếm tỷ trọng 39%, trong đó tập trung chủ yếu ở Công ty Gang thép Thái Nguyên.
- Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại (xi măng, vật liệu xây dựng...) chiếm tỷ trọng 15,4%.
- Khai thác quặng kim loại chiếm tỷ trọng 6,79%.
- Sản xuất máy móc thiết bị (chủ yếu là động cơ diezel và các loại phụ tùng máy móc thiết bị khác...).
- Sản xuất và phân phối điện, chủ yếu là của Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 100MW).
- Sản xuất xe có động cơ. - Ngành may mặc.
- Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ như: sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống, khaithác than cốc và dầu mỏ tinh chế; sản xuất dụng cụ y tế; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; sản xuất chế biến gỗ, tre nứa chiếm.
3.2.2. Doanh nghiệp bền vững
Doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của công nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra nền công nghiệp bền vững. Khái niệm doanh nghiệp bền vững được thế giới phổ biến gần đây phản ánh năng lực tự điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững động), hàm chứa không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn trách nhiệm xã hội đầy đủ - Corporate Social Responsibility (CSR) của doanh nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá mặt lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp như năng suất lao động, lợi nhuận, tăng trưởng... về mặt chất doanh nghiệp bền vững được đánh giá trên các mặt sau:
3.2.2.1. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả
Nguyên tắc quan trọng nhất của PTBV là hài hoà giữa phát triển và