Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 93)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội

a. Thể chế chính sách về phát triển bền vững

PTBV đã trở thành đường lối, q uan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu PTBV, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu, nhiều nội dung cơ bản về PTBV đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Ở cấp quốc gia, hệ thống các văn bản, chính sách đã được ban hành nhằm thực hiện PTBV gồm:

- "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000" (ban hành kèm theo Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991), tạo tiền đề cho quá trình PTBV ở Việt Nam.

- Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" [14]

- Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".

- Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Theo đó, định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm PTBV đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược về PTBV ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để PTBV trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam không thay thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT, bảo đảm sự PTBV đất nước. Trong quá trình triển khai, thực hiện, định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam sẽ thường xuyên được xem xét để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cập nhật những kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn nữa về con đường PTBV ở Việt Nam tập trung vào những hoạt động ưu tiên cần được chọn lựa và triển khai thực hiện trong 10 năm trước mắt.

Đối với Thái Nguyên, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và BVMT thế kỷ 21, tỉnh Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của vùng trung du và miền núi phía bắc, do đó đòi hỏi Thái Nguyên phải có tốc độ phát triển kinh tế cao trong suốt thời kỳ 2005 - 2020 và các năm sau

đó; nhưng hiện tại, sự phát triển kinh tế của tỉnh đang dựa vào nền công nghiệp khai khoáng, luyện kim và khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là chủ yếu, đa số với công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải hài hòa các yếu tố tăng trưởng với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT cho PTBV thông qua việc huy động toàn dân và mọi nguồn lực trong xã hội tham gia. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và BVMT giai đoạn 2001-2005 và nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2020 theo định hướng PTBV, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020" - Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên (ban hành kèm theo Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 14/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên) thể hiện cam kết của chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên) thể hiện cam kết của chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhằm thực hiện PTBV.

Như vậy, ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương, quan điểm và các chính sách nhằm thực hiện PTBV là rõ ràng và nhất quán. Quan điểm và các chính sách này có ảnh hưởng quyết định đến PTBV nói chung và PTBVCN nói riêng và phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các ngành cũng như của tỉnh Thái Nguyên.

b. Sự đồng thuận và tham gia rộng rãi của cộng đồng trong việc thực hiện phát triển bền vững

Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020" - Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên (ban hành kèm theo Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 14/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên), đồng thời tỉnh cũng đã thành lập cơ quan chuyên môn triển khai Chương trình nghị sự 21 là Văn phòng phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, có một thực tế là kết quả triển khai chiến lược PTBV cho đến

nay mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn kiện mang tính định hướng và cam kết chung; việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư còn rất hạn chế, khái niệm PTBV còn xa lạ đối với rất nhiều người dân cũng như đối với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một trong những hạn chế lớn nhất, có ảnh hưởng quan trọng đến PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là định hướng PTBV chưa được lồng ghép một cách đầy đủ và có hệ thống trong Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 có tính đến 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt cũng như trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

c. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước tạo ra cho Thái Nguyên những cơ hội và thách thức lớn trong phát triển kinh tế và có tác động không nhỏ đến PTBVCN của Thái Nguyên. Việc tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Nguyên chủ yếu được thực hiện theo tiến trình và trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, việc thực hiện mở rộng quan hệ và giao lưu kinh tế quốc tế trực tiếp của Thái Nguyên với nước ngoài còn rất hạn chế, một số ít doanh nghiệp có mối quan hệ bạn hàng và trao đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất với nước ngoài, trong đó chủ yếu là với các bạn trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

d. Thị trường trong và ngoài nước

Quá trình hội nhập mang lại thị trường rộng lớn cho hàng hoá và dịch vụ của Thái Nguyên, trong đó thị trường bên ngoài sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn. Hội nhập cũng cho phép hàng nhập khẩu thâm nhập thị trường Thái Nguyên dễ dàng hơn. Giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ ngày càng mang tính cạnh tranh hơn và được quyết định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Những xu thế này sẽ có những tác động thuận lợi và cả bất lợi đối với Thái Nguyên. Việc thị trường ngày càng mở rộng cho phép tỉnh mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu... nhưng đồng thời cũng đặt tỉnh trước những thách thức cạnh

tranh ngày càng gay gắt. Thái Nguyên có thế mạnh trên thị trường trong nước ở những sản phẩm luyện kim, khoáng sản (than, thiếc, quặng sắt, quặng kẽm, titan...), cơ khí, vật liệu xây dựng, chè, sản phẩm may mặc... Đối với thị trường ngoài nước, Thái Nguyên mới chỉ xuất khẩu được chủ yếu là khoáng sản, một ít sản phẩm luyện kim, chè và hàng may mặc gia công cho nước ngoài. Mặc dù quy mô và tiềm năng thị trường trong và ngoài nước là rất lớn, tuy nhiên mức độ cạnh tranh cũng rất khốc liệt, do đó các sản phẩm công nghiệp của Thái Nguyên nếu không được cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm và có chính sách phân phối thích hợp sẽ đứng trước nguy cơ bị thu hẹp và đánh mất thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)