Lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn

triển công nghiệp phụ trợ

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của quốc gia (ban hành kèm theo Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển), xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thái Nguyên bao gồm:

Cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại (ô tô, động cơ diezen, thiết bị toàn bộ, phụ tùng, máy nông nghiệp, cơ điện tử).

Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao như công nghiệp phần mềm; sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; chế tạo vật liệu mới; sản xuất linh kiện điện, điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số, viễn thông và công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại, màn hình...).

Trong hai nhóm ngành nêu trên, ngành cơ khí chế tạo, gia công kim loại của Thái Nguyên là ngành đã có truyền thống phát triển, tuy nhiên cần tập trung đầu tư chiều sâu và phát triển công nghiệp phụ trợ. Đây sẽ được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn và được ưu tiên phát triển số một của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2020..

Cùng với hai ngành công nghiệp mũi nhọn nêu trên, trong giai đoạn 2010-2020 tỉnh Thái Nguyên cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên theo thứ tự sau:

1. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; 2. Công nghiệp dệt may, da giầy;

3. Công nghiệp luyện kim;

4. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Trong những ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên ở trên, các ngành luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các ngành cơ khí chế tạo; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; dệt may, da giầy sẽ có tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)