5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
4.2.4.1. Xây dựng các tiêu chí xem xét giải pháp xử lý triệt để
Rõ ràng đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thì không chỉ bản thân các cơ sở mà các cơ quan chức năng cũng phải cần vào cuộc một cách tích cực. Việc giải quyết triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở các cơ sở này là con đường duy nhất không chỉ đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt môi trường mà còn giải quyết sức ép từ cộng ðồng và phát triển bền vững.
Xử lý triệt để được hiểu là sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật công nghệ, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo cho các cơ sở (không phân biệt các cơ sở đó là các thành phần kinh tế nào: tư nhân, quốc doanh, liên doanh, nước ngoài, hay tổ chức quần chúng, xã hội, chính trị) chấp hành đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, do vậy nội dung các tiêu chí đề nghị xem xét xử lý triệt để gồm:
a) Tiêu chí kỹ thuật công nghệ
* Áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải
- Chưa xử lý: chưa có hoặc có hệ thống nhưng mất công năng xử lý. - Xử lý một phần: có hệ thống xử lý hiệu quả một phần.
* Công nghệ sản xuất
- Công nghệ cũ lạc hậu
- Áp dụng một phần công nghệ mới tiên tiến (công nghệ sạch ít chất thải, tiết kiệm năng lượng).
b) Tiêu chí kinh tế - xã hội
* Vị trí cơ sở: (đến các khu dân cư, công trình văn hóa, khu di tích lịch sử, bảo tồn thiên nhiên, công trình cấp nước sinh hoạt...)
- Nằm trong khu quy hoạch tổng thể phát triển của nhà nước địa phương. - Rất gần nửa trong của các đới phòng hộ vệ sinh các công trình hoặc các khu dân cư cách công trình < 50m.
- Gần nửa ngoài các đới phòng hộ vệ sinh các công trình hoặc các cụm dân cư cách công trình từ 50m đến 100m.
* Lịch sử
- Các cơ sở hoạt động từ trước khi có Luật Bảo vệ môi trường (Luật cũ 1994).
- Các cơ sở hoạt động sau khi có Luật bảo vệ môi trường.
* Kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế rất yếu kém: sản xuất không có lãi, hoàn toàn không đủ khả năng tái sản xuất và cải thiện mục tiêu do mình gây ra.
- Hiệu quả kinh tế kém, khả năng cải tạo môi trường hạn chế vì lãi không đủ chi phí để vừa tái đầu tư sản xuất vừa cải tạo môi trường.
* Xã hội
- Bế tắc chưa có khả năng giải quyết công việc cho cán bộ công nhân viên trong vòng từ ba đến năm năm, nếu phải ngừng hoạt động để thực hiện các quyết định môi trường.
- Rất khó khăn: Có khả năng giải quyết công việc cho cán bộ công nhân viên trong vòng ba đến năm năm tới, nếu phải ngừng hoạt động để thực hiện các quyết định môi trường.
- Không khuyến khích: sản xuất có lãi nhưng sản phẩm không có lợi cho sức khỏe cộng đồng.
* Tính chất đặc biệt
- Các cơ sở có tính chất đặc biệt liên quan đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị của quốc gia.
- Các cơ sở có tính chất đặc biệt liên quan đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị của địa phương.
c) Các tiêu chí quản lý hành chính
* Thủ tục hành chính: Các cơ sở chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, hoặc đã lập nhưng chưa thực hiện.
* Ý thức chấp hành: Không chấp hành các quyết định quản lý môi trường, đã bị xử phạt nhưng vẫn không chấp hành.
Trên cơ sở xem xét toàn diện nội dung các vấn đề kỹ thuật công nghệ, kinh tế - xã hội nêu trên, các phương án xử lý triệt để cụ thể như sau :
- Tăng cường kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải để đảm bảo các quy định về môi trường.
- Thay đổi công nghệ từng phần hay thay toàn bộ để đảm bảo sản xuất ít chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng.
- Di dời một phần hay toàn bộ đến địa điểm khác nhằm đảm bảo môi trường.
- Đình chỉ hoạt động một phần, hay toàn phần, tạm thời, hay vĩnh viễn. - Phục hồi lại môi trường.
4.2.4.2. Các giải pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng
Với các tiêu chí xem xét xử lý triệt để như trên, các giải pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là:
- Đình chỉ hoạt động sản xuất, đóng cửa - Di rời cơ sở sản xuất
- Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ
4.2.4.3. Các hỗ trợ, ưu đãi cho các cơ sở phải xử lý triệt để
- Về nguồn vốn: đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện (vốn tự có, vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác).
+ Chủ cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư vốn để xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do mình gây ra; được phép sử dụng các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện; được xem xét vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định.
+ Các bộ, ngành và địa phương là cơ quan chủ quản các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bố trí kế hoạch hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện (phần thuộc trách nhiệm của bộ, ngành và địa phương).
- Về chính sách thuế, đất đai: chủ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện phải xử lý được hưởng các chính sách miễn giảm thuế hoặc ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư hoặc miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất theo các quy định của Luật Đầu tư.
4.2.4.4. Giải pháp cải tạo, xây dựng công trình xử lý chất thải
Đây là giải pháp mà hầu hết các cơ sở trên địa bàn tỉnh đều phải thực hiện (giải pháp xử lý cuối đường ống), nó có tính chất triệt để và hiệu quả ngay, tuy nhiên đây là giải pháp tốn kém không chỉ trong đầu tư xây dựng mà ngay cả trong vận hành, vì vậy giải pháp này coi như giải pháp tối hậu sau khi đã vận dụng hết các giải pháp về công nghệ như công nghệ sạch, thay đổi công nghệ, tái sử dụng, tuần hoàn chất thải...
Đối với giải pháp xử lý cuối đường ống cho các cơ sở tại Thái Nguyên mà phần lớn nguồn thải là chất hữu cơ thì công nghệ xử lý chung nên dùng giải pháp xử lý sinh học. Đây là công nghệ rất kinh tế, chi phí đầu tư thấp, ít
để lại hậu quả xấu về môi trường. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghệ sinh học thuộc loại công nghệ cao, mỗi chủng loại vi sinh có tính riêng biệt và rất nhạy cảm theo trạng thái môi trường mà nó tồn tại.
Mỗi công trình xử lý chất thải nói chung cần một số bước thực hiện đó là: - Chọn dây chuyền công nghệ đúng
- Thiết kế xây dựng hệ thống phù hợp - Nắm được kỹ thuật vận hành
Trong thời gian tới để thực hiện nhiệm vụ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, một mặt các chủ đầu tư nâng cao nhận thức về môi trường, một mặt các cơ quan quản lý tăng cường giới thiệu thông tin, giáo dục triển khai BVMT cho chủ đầu tư, đặc biệt là kiến thức về môi trường công nghiệp, tăng cường công tác quan trắc giám sát, tạo áp lực buộc nhà đầu tư đi vào quỹ đạo BVMT.
4.2.4.5. Giải pháp đổi mới công nghệ, nâng cấp cải tạo cơ sở sản xuất
Thay đổi công nghệ không có nghĩa là cứ phải lựa chọn công nghệ hiện đại nhất, sạch nhất, vấn đề quyết định chính là hiệu quả của công nghệ lựa chọn . Vì vậy, người ta thường chọn công nghệ thích hợp . Nó phù hợp với lợi thế so sánh của người sản xuất đồng thời cũng phù hợp với người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao nhất cho đơn vị sản xuất và đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội.
Để có sự lựa chọn tốt nhất cần có nguồn thông tin phong phú và khả năng phân tích lựa chọn, điều này liên quan đến đội ngũ chuyên gia tại địa phương, đội ngũ chuyên gia bản địa không chỉ có giá trị ban đầu mà còn có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc sớm đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ, nắm bắt được những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại là giải pháp cơ bản cho sự phát triển hiệu quả hơn, sạch hơn và bền vững hơn.