Tăng trưởng bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1. Tăng trưởng bền vững

Tăng trưởng bền vững bao hàm cùng lúc các đòi hỏi về tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu và chiến lược thời gian qua. Thực tế là Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong nhiều năm, tuy nhiên chất

lượng tăng trưởng vẫn chậm được cải thiện. Trong các công trình nghiên cứu, vấn đề chất lượng tăng trưởng còn ít được đề cập hoặc chưa tương xứng với nội dung tăng trưởng. Rõ ràng bền vững chỉ đạt được khi tăng trưởng có hiệu quả hay tạo ra các giá trị đóng góp (thu được) ngày càng lớn. Chất lượng tăng trưởng thể hiện ở 3 yếu tố chính: Giá trị gia tăng (VA), năng lực cạnh tranh và cơ cấu công nghiệp. Như vậy, tăng trưởng bền vững được thể hiện qua 4 yếu tố sau:

a. Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của sự phát triển, nó phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với một địa phương) năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau. Nếu tính chung cho cả nền kinh tế, chúng ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nếu tính cho từng ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chúng ta có tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với một địa phương) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia (hoặc của một địa phương) trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, của các ngành kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất.

Đối với ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng công nghiệp được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm

công nghiệp tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của năm trước đó (theo giá so sánh).

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp =

Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp năm n

× 100 Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp năm n-1

Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Muốn có nền công nghiệp phát triển nhanh, trước hết công nghiệp cần phải có tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong dài hạn.

b. Giá trị gia tăng (VA)

Giá trị gia tăng (còn được gọi là giá trị tăng thêm) là giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO và IC được biểu diễn như sau:

VA = GO - IC

Giá trị gia tăng là chỉ tiêu lõi phản ánh tăng trưởng kinh tế, đồng thời là chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chỉ số VA thường xét cho đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo cách tính trên, VA tỷ lệ thuận với GO và tỷ lệ nghịch với IC, do đó người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ VA/GO để phản ánh xu thế tăng trưởng có chất lượng của một ngành.

Tỷ lệ VA/GO càng cao thì chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường, tỷ lệ VA/GO thấp trong ngành công nghiệp là hệ quả của việc sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ công, hàm lượng chất xám và công nghệ trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ.

Đây cũng là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳ đầu phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa dựa vào gia công và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tương lai.

c. Năng lực cạnh tranh

Phản ánh những giá trị lợi thế vô hình và hữu hình, những cơ hội thu hút đầu tư và tạo ra lợi nhuận của các ngành kinh tế. Năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Việc lượng hóa chỉ tiêu này là tương đối khó khăn. Về mặt định tính, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp biểu hiện ở hình ảnh, vị thế, sự hấp dẫn của quốc gia, của tỉnh, của doanh nghiệp, còn năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ biểu hiện ở khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác là chỗ đứng của các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước.

d. Cơ cấu công nghiệp

Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Một nền công nghiệp chỉ được coi là phát triển khi nó có một cơ cấu cân đối và hợp lý.

Về mặt lượng, cơ cấu công nghiệp được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản lượng (hoặc GDP) của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lượng (hoặc GDP) của toàn công nghiệp. Tỷ trọng này phụ thuộc vào vị trí của mỗi bộ phận trong hệ thống. Những ngành công nghiệp then chốt, mũi nhọn thường chiếm tỷ trọng lớn, vì chúng luôn được ưu tiên về đầu tư phát triển. Những ngành công nghiệp "mới" lúc đầu thường chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ trọng này sẽ tăng dần lên cùng với sự trưởng thành của chúng. Phân theo ngành cấp

1, công nghiệp Việt Nam có 3 nhóm ngành: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối ga, điện, nước.

Cơ cấu công nghiệp là một trong ba nội dung tạo nên chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu bền vững là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung (sản phẩm, công nghệ), đảm bảo các cân đối nội tại thượng - hạ nguồn, công nghiệp phụ trợ... và xuất nhập khẩu. Đó là cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Trong đó, hàm lượng công nghệ và chế biến sâu trở thành động lực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất của cơ cấu. Bên cạnh đó, công nghiệp bền vững còn phải được hỗ trợ bởi hệ thống đổi mới và nghiên cứu triển khai có năng lực, cơ sở thúc đẩy năng suất và chất lượng.

Việc xác định thế nào là một cơ cấu ngành công nghiệp cân đối và hợp lý cho mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi địa phương là khác nhau và không có một khuôn mẫu thống nhất. Một cơ cấu ngành công nghiệp được coi là cân đối và hợp lý khi nó khai thác, tận dụng được các nguồn lực, thế mạnh và lợi thế so sánh của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương để tạo điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp, đồng thời cơ cấu ngành công nghiệp đó phải chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa.

Ngoài việc xác định cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, chúng ta còn phải quan tâm đến đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế nói chung, nói cách khác là quan tâm đến tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Một địa phương, quốc gia chỉ được coi là có nền công nghiệp phát triển khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng và đóng vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)