Thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 111)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5.Thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận

nước, đặc biệt là với Hà Nội nhằm mục tiêu phát triển bền vững

Trong điều kiện phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, tính hiệp tác liên kết sản xuất liên vùng ngày càng chặt chẽ và trở nên phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, để phát triển bền vững Thái Nguyên cần đẩy mạnh, mở rộng và thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng và cả nước, đặc biệt là với Hà Nội trong phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tham gia sâu vào chuỗi phân công lao động xã hội nhằm khai thác có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh động của tỉnh, đồng thời tận dụng thế mạnh của các địa phương khác để khắc phục những hạn chế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các địa phương lân cận có tốc độ phát triển nhanh, năng động như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Thực hiện liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận theo cơ chế phối hợp có phân công, hợp tác cùng phát triển, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau:

- Phối hợp cung ứng nguyên, vật liệu cho sản xuất công nghiệp. Khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và có thế mạnh của mỗi địa phương (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ).

- Phối hợp trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực.

- Phối hợp trong việc tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất sản phẩm, hàng hoá, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp phụ trợ trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, lắp ráp, sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

- Phối hợp với các địa phương trong thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Phối hợp, chia sẻ thông tin về công nghệ, thị trường, sản phẩm mới..., quy hoạch, phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội.

- Phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là với các tỉnh thượng nguồn và hạ nguồn của các con sông chảy qua Thái Nguyên (sông Cầu, sông Công) trong sử dụng nguồn nước và chống ô nhiễm nguồn nước).

- Phối hợp trong việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: tình trạng di dân tự do vào thành phố; trong hoạt động phòng chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 111)