Doanh nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Doanh nghiệp bền vững

Doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của công nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra nền công nghiệp bền vững. Thuật ngữ doanh nghiệp bền vững được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, phản ánh năng lực tự điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững

động), hàm chứa không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn trách nhiệm xã hội - Corporate Social Responsibility (CSR) của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa thấy có tài liệu nào đưa ra một khái niệm chuẩn tắc về doanh nghiệp bền vững. Theo quan điểm của tác giả, doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp có thể phát triển ổn định, lâu dài và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội; sự đóng góp này không chỉ là đem lại sự thịnh vượng về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết tốt các vấn đề về mặt xã hội. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá mặt lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh như năng suất lao động, lợi nhuận, tăng trưởng... về mặt chất doanh nghiệp bền vững được đánh giá trên các mặt sau:

a. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả: nguyên tắc quan trọng nhất của PTBV là hài hòa giữa phát triển và BVMT. Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, điểm mấu chốt của vấn đề BVMT trong công nghiệp chính là quá trình sản xuất, bởi sản xuất công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trường và xã hội. Sản xuất công nghiệp không tránh khỏi tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, năng lượng, nguyên vật liệu và cả sản phẩm do chính công nghiệp tạo ra. Song quá trình sản xuất thế nào để phát thải ít nhất, tiết kiệm nhất để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo được và giảm thiếu mất mát các tài nguyên không tái tạo. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả chính là cách tốt nhất, đảm bảo cả ba lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trường không những cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ mai sau. Để PTBV, doanh nghiệp cần phải sở hữu một quá trình sản xuất sạch, hiệu quả dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với năng lượng, khả năng của doanh nghiệp.

b. Sản phẩm thân thiện môi trường: việc tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lượng chất thải rất lớn như hàng tiêu dùng, bao gói, hóa chất... nếu không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn nhưng nếu xử lý sẽ rất tốn kém. Như vậy, để PTBV doanh nghiệp phải sở hữu quá trình sản xuất sạch, hiệu quả không thôi là chưa đủ mà cần hướng tới việc sản xuất các sản phẩm

thân thiện môi trường, sản phẩm không chất thải, các mô hình công nghiệp sinh thái trong đó các sản phẩm và chất thải được quay vòng, tái sử dụng, trao đổi trong một "vòng đời khép kín (life cycle)". Mặc dù đây là đòi hỏi khá cao, chỉ có thể đáp ứng khi công nghiệp phát triển đến trình độ nhất định và sẽ là khó khăn cho phần lớn các địa phương của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp như: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, gia công, sơ chế, sản xuất cho sản phẩm thô... Tuy nhiên, tiếp cận này hiện đang trở lên phổ biến trên thế giới và bước đầu được thực hiện ở Việt Nam.

c. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầy đủ: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Corporate Social Responsibility (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản xuất, môi trường và xã hội. Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành động và ứng xử của mỗi doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội phản ánh cách ứng xử của doanh nghiệp đối với môi trường xung quanh và các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp chỉ được coi là bền vững khi nó đảm bảo được trách nhiệm đối với xã hội của mình.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn PTBV luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về BVMT, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng... và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành may mặc), ISO 14000 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp),... Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ

nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận.

Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn..., nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng.

Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích

và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa "truyền thống", tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Chỉ một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá tới các quốc gia có quy định chặt chẽ trách nhiệm này thì mới áp dụng. Một số doanh nghiệp cho là chỉ cần tham gia một vài chương trình từ thiện tức là đã làm tốt trách nhiệm trong khi thực tế lại chẳng hề quan tâm đến đời sống của công nhân viên trong doanh nghiệp - những người có vai trò quyết định tới chất lượng sản phẩm. Công nhân không được đóng bảo hiểm, phải làm việc quá giờ quy định, đời sống không đảm bảo, môi trường làm việc không an toàn về sức khoẻ. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường... chẳng hạn như trong vấn đề lạm phát: khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này là khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều

khó khăn trong kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng... để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao.

Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)