Một số giải pháp đối với chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao vai trò giới trong quản lý rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 84)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2. Một số giải pháp đối với chính quyền cấp xã

- Xây dựng và thực hiện Chiến lƣợc giới tại địa phƣơng. Đƣa các chỉ tiêu về giới, thực hiện Lồng ghép giới vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm/5 năm tại địa phƣơng.

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức giới cho cán bộ và ngƣời dân nhằm thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới.

- Điều tra hiện trạng sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS trong công tác quy hoạch sử dụng đất; Trong điều kiện cho phép cần tiếp tục thực hiện việc cấp GCNQSDD đứng tên cả hai vợ chồng.

- Quán triệt việc thực hiện và cụ thể hóa các chính sách của nhà nƣớc tại địa phƣơng nhƣ : Tiếp tục thực hiện việc giao đất, giao rừng (rừng hiện do UBND xã quản lý nên giao cho cộng đồng quản lý).

- Nghiên cứu, hỗ trợ pháp lý, chức năng quyền hạn và cơ chế hƣởng lợi đối với rừng cộng đồng trong đó có tính đến yếu tố giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Quy hoạch cụ thể rừng đƣợc khai thác và hỗ trợ ngƣời dân trong phát triển nông - lâm để giảm việc sống phụ thuộc vào rừng.

- Phát triển trồng các cây LSNG, nhằm tăng thu nhập từ phát triển, quản lý và bảo vệ rừng, để cả nam giới và phụ nữ gắn bó với “nghề rừng”

- Tập trung các biện pháp cụ thể nhằm tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực:

+ Đất đai: Thực hiện tốt quy định của luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2013. + Tín dụng, vốn vay: Chỉ đạo các Ngân hàng đơn giản hóa thủ tục, điều kiện, lãi xuất cho vay vốn, nhất là với hộ phụ nữ nghèo và cận nghèo. Các thủ tục quy trình hoạt động cần đảm bảo cho phụ nữ và nam giới đƣợc tiếp cận bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Đặc biệt Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cần phối hợp với ngân hàng tăng cƣờng tập huấn công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính trong hoạt động gia đình cũng nhƣ trong phát triển, quản lý và bảo vệ rừng

+ Tăng cƣờng các hoạt động cung cấp thông tin kỹ thuật, thông tin thị trƣờng đến đối tƣợng là phụ nữ. Đảm bảo các nguồn thông tin chính xác, độ sai lệch ít. Tập trung vào kênh thông tin từ Khuyến nông, khuyến lâm, báo, đài,…

- Tăng cƣờng tạo quyền và khả năng quyết định, vƣợt qua định kiến giới trong hoạt động phát triển, quản lý và bảo vệ rừng. Quan tâm đến các chính sách phát triển kinh tế rừng có yếu tố giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao vai trò giới trong quản lý rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)