3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1. Định kiến giới trong phân công lao động theo giới
Thông tin thu đƣợc từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu tại địa bàn nghiên cứu nói chung đều khẳng định rằng công việc trong gia đình do phụ nữ đảm nhiệm là chủ yếu. Cả nam giới và phụ nữ cũng đều cho rằng thực hiện việc nhà là “thiên chức” và nhiệm vụ của phụ nữ. Nam giới chỉ làm việc này khi phụ nữ đang bận rộn với sản xuất. Riêng đối với nhóm dân tộc Mông - Dao việc đi chợ gần nhƣ nam giới đảm nhiệm, bởi vì chợ thƣờng ở xa và phụ nữ không thể đi xe máy.
Bảng 3.17. Số giời làm việc của từng giới trong ngày
Nữ giới Số giờ Nam giới Số giờ
1.Công việc lao động sản xuất
- Chuẩn bị vật liệu sản xuất (giống,phân bón, dụng cụ,...) - Lâm nghiệp (làm rừng) - Nông nghiệp (lúa, hoa màu) - Chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà,..)
2. Công việc gia đình
- Chăm sóc con cái, ngƣời già - Dọn dẹp, nấu ăn
- Đi chợ
3. Nghỉ ngơi, giải trí
(Đi chơi, đi cỗ, xem ti vi,...) Ngủ Số giờ 2 5 3 2 2 1 1 1 7
1.Công việc lao động sản xuất
- Chuẩn bị vật liệu sản xuất - Lâm nghiệp (làm rừng) - Nông nghiệp (lúa, hoa màu) - Chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà,..) - Làm thêm (làm thuê)
2. Công việc gia đình
- Chăm sóc con cái, ngƣời già - Dọn dẹp, nấu ăn
- Đi chợ
3. Nghỉ ngơi, giải trí
(Đi chơi, đi cỗ, xem ti vi,...) Ngủ Số giờ 1 4 2,5 1,5 3 0,5 0 2 2,5 7 Tổng số giờ 24h Tổng số giờ 24h
(Nguồn: Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm, năm 2013)
Qua đây, cũng chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ đảm nhiệm tất cả các công việc gia đình, họ vẫn tham gia vào công việc sản xuất nhƣ nam giới. Ngoài ra, ở một số nơi ngƣời đàn ông tìm kiếm việc làm thêm, xa nhà, nên tạo thêm áp lực đối với phụ nữ cả về công việc sản xuất và gia đình. Một số phụ nữ cho biết họ làm việc suốt ngày khiến họ rất mệt mỏi. Tuy nhiên, gánh nặng công việc gia đình phụ nữ chƣa thể và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cũng ít muốn san sẻ. Khi phỏng vấn chị em, đại đa số đều nói họ mong muốn làm tốt chức năng ngƣời vợ ngƣời mẹ, họ không ca thán gì, mặc dù bình quân họ phải làm việc nhiều hơn đàn ông 4-6 tiếng/ngày.
Dùng phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu tại địa bàn nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến phân công lao động theo giới trong cộng đồng hoặc gia đình, cụ thể:
Bảng 3.18. Hoạt động trong gia đình của từng giới qua thảo luận nhóm
Hoạt động Nam giới Phụ nữ Ghi chú
Lấy nƣớc X X Phụ nữ làm
nhiều hơn
Lấy củi X X
Chuẩn bị thức ăn X
Chăm sóc con cái X
Chăm sóc sức khỏe gia đình X
Đi chợ X X nam giới làm
nhiều hơn
Dọn dẹp, sửa chữa X X
Tìm thức ăn cho gia đình X
(Nguồn: Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm, năm 2013)
Quan sát số liệu trên, cho thấy phụ nữ đảm nhiệm chủ yếu các công việc trong gia đình. Công việc nội trợ trở thành gánh nặng cho phụ nữ (đặc biệt nhóm phụ nữ DTTS sống trong các điều kiện thiếu thốn và khó khăn do khoảng cách địa lý xa xôi). Với công việc kiếm củi hiện nay, do dân số tăng, nơi kiếm củi càng ngày càng xa nhà, phụ nữ lại càng vất vả. Có những nơi chị em phải đi nửa ngày mới tới đƣợc nơi lấy củi. Việc lấy củi là một công việc tốn nhiều thời gian và sức lực của phụ nữ.
Phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân cho biết, trong những gia đình trẻ đã xuất hiện xu hƣớng có sự tham gia, chia sẻ giữa vợ và chồng trong công việc gia đình (Dân tộc Tày, Nùng). Ngoài ra, những công việc nội trợ và những việc nhƣ chăm sóc ngƣời ốm cũng là những việc các bà mẹ và con gái của họ phải gánh vác. Do đó, số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lƣợng công việc chất lên vai ngƣời phụ nữ rất nặng nề.
Bất bình đẳng trong phân công lao động phản ánh khuôn mẫu giới và việc gán vai trò/năng lực một cách thiên lệch cho phụ nữ và nam giới. Đây tiếp tục là một thách thức trên con đƣờng hƣớng tới thúc đẩy bình đẳng giới.
Sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong công việc nội trợ (lao động chƣa đƣợc trả công) là một chiều hƣớng bất bình đẳng giới. Tham gia không cân bằng trong hoạt động phi thị trƣờng này, một mặt, làm cho phụ nữ ít có cơ hội và điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội, mặt khác, làm cho họ có ít thời gian hơn cho các hoạt động tạo thu nhập. Vì vậy, phụ nữ ít có tiếng nói trong việc quyết định về các vấn đề kinh tế.
Phụ nữ cũng làm những công việc đƣợc coi là nặng nhọc nhƣ đàn ông. Song với tƣ cách là chủ gia đình, ngƣời đàn ông vẫn đƣợc coi là ngƣời làm ra kinh tế chính cho gia đình. Nhận thức này phản ánh mâu thuẫn giữa suy nghĩ và thực tế của ngƣời dân về việc phụ nữ chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho gia đình (gạo, rau và chăn nuôi gia cầm) cũng nhƣ đóng góp của họ về thu nhập/tiền mặt cho gia đình (bán củi, lâm sản ngoài gỗ…). Vì vậy, vai trò kinh tế của phụ nữ đƣợc đánh giá thấp vì định kiến giới chứ không phải là tính đóng góp thực tế của họ, đặc biệt là trong bối cảnh phụ nữ tham gia nhiều hơn trong sản xuất tự cung tự cấp.