3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.2. Định kiến giới trong quyền ra quyết định
Bảng 3.19. Ngƣời ra quyết định các công việc lớn trong gia đình
Đơn vị tính:%
Chỉ tiêu Chồng vợ Cả 2 vợ chồng Con trai Con gái
Quản lý tài chính gia đình 38,33 43,33 16,67 0,00 1,67 Định hƣớng phát triển kinh tế 48,33 16,67 33,33 1,67 0,00 Mua sắm tài sản lớn 51,67 15,00 30,00 3,33 0,00 Mua, bán, thuê đất (đất rừng) 50,00 18,75 31,25 0,00 0,00 Xây và sửa chữa nhà cửa 50,00 11,67 33,33 5,00 0,00
Số lƣợng con cái 38,33 16,67 43,33 1,67 0,00
Định hƣớng nghề nghiệp 41,67 13,33 40,00 3,33 0,00
Dựng vợ, gả chồng 35,00 13,33 48,33 1,67 1,67
Quan hệ, tham gia việc thôn xã 65,00 15,00 18,33 0,00 1,67 Đi làm thêm (làm thuê) 48,08 17,30 25,00 5,77 3,85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đi vay vốn, giử tiết kiệm 50,00 32,00 14,00 0,00 4,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2013, n=124)
Tuy phụ nữ chịu trách nhiệm rất nhiều công việc trong gia đình, nhƣng nam giới là chủ gia đình và là ngƣời quyết định tất cả các công việc quan trọng của gia đình, phụ nữ là ngƣời phụ thuộc và tuân thủ các quyết định của đàn ông. Điều này đƣợc giải thích là theo phong tục địa phƣơng. Trong bảng 3.23, thể hiện rõ vai trò quyết định các việc lớn ngƣời chồng đều năm vai trò chính từ 53 - 63% ý kiến đánh giá. Nhƣ các nghiên cứu đánh giá ở phần trên, tuy rằng ngƣời phụ nữ đƣợc đánh giá cao hơn trong quản lý nguồn tài chính. Nhƣng việc quyết định mua sắn tài sản lớn lại do ngƣời chồng quyết định. Đã có tỷ lệ tƣơng đối khá 14-48% ý kiến cho rằng có sự bàn bạc và thống nhất của cả vợ và chồng trong việc quyết định các công việc lớn. Nhƣ vậy một bộ phận khá đông đã có sự đồng thuận, đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình nhƣ quyết định mua sắm tài sản, làm nhà, xây dựng gia đình cho con cái,…
Các quyết định về trồng rừng và sản xuất có liên quan đến đầu tƣ sản xuất (mua nguyên liệu đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuê nhân công và thu hoạch,...) đều nam giới đảm nhiệm là chủ yếu.
Bảng 3.20. Quyền ra quyết định của phụ nữ và nam giới trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp
Hoạt động Phụ nữ Nam giới
Chọn địa điểm Cùng bàn bạc quyết định với chồng
Cùng bàn bạc quyết định (đôi vợ chồng trẻ thƣờng đƣợc già làng chia cho
một phần đất nhất định cha ông cho) Phát quang Chặt cây bụi, cây con và làm cỏ Chặt các cây to
Đốt nƣơng Cùng làm Cùng làm (thời điểm đốt nƣơng do già làng quyết định) Quyết định
trồng cây gì
Cùng quyết định (một số ngƣời
cho rằng phụ nữ thƣờng quyết việc này) Cùng quyết định Gieo hạt Cùng làm: phụ nữ tra hạt Nam giới đào hố
Làm cỏ Phụ nữ tốn nhiều thời gian hơn Nam giới tốn ít thời gian hơn Chọn hạt
giống cho mùa vụ sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thu hoạch Cùng làm Cùng làm
Cất trữ Nữ làm Nam chỉ đan sọt, bồ để trữ
(Nguồn: Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm, năm 2013)
Kết quả đánh giá cho thấy nam giới có tiếng nói quyết định trong sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là kể từ khi nam giới đã có thêm thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ kỹ thuật. Kết luận này đƣợc khẳng định bởi thực tế là chỉ có một số phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu biết về giá cả, thông tin thị trƣờng, trong khi hầu hết những ngƣời đàn ông đều biết đƣợc điều này. Sự khác biệt giới trong việc ra quyết định thể hiện rõ ràng hơn trong việc bán lâm sản và thu nhập/quản lý tiền.
Chia sẻ của Hội phụ nữ huyện Ba Bể rằng, phụ nữ Mông và phụ nữ Dao hầu nhƣ không có tiếng nói quyết định trong gia đình. Mặc dù họ làm việc chăm chỉ nhƣng việc giữ tiền thuộc về ngƣời chồng của họ. Những suy nghĩ cho rằng đàn ông là "trụ cột" nên mọi công việc gia đình (từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và đầu tƣ) cần đƣợc đàn ông quyết định. Trong cùng thời gian, nhiều ngƣời đƣợc phỏng vấn (bao gồm cả phụ nữ và nam giới) nghĩ rằng cũng không cần thay đổi vấn đề này vì khả năng tính toán và đầu tƣ phát triển kinh tế của phụ nữ thấp.
Trong gia đình nhóm dân tộc Mông và Dao tại địa bàn khảo sát ngƣời đàn ông có quyền lực tuyệt đối trong việc ra quyết định bởi vì họ là ngƣời giữ tiền. Giải thích về việc phụ nữ không giữ tiền là do phụ nữ mù chữ, tính di động hạn chế, trong khi nam giới biết chữ, có quan hệ xã hội rộng hơn nên dễ dàng đối diện với các vấn đề bên ngoài gia đình.
Trong gia đình dân tộc Tày, Nùng việc quyết định những công việc lớn thƣờng có sự bàn bạc giữa vợ và chồng. Mặc dù vậy, quyết định cuối cùng vẫn thƣờng theo ý của nam giới.