Một số giải pháp đối với cấp huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao vai trò giới trong quản lý rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 82)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.1. Một số giải pháp đối với cấp huyện

(1) Lồng ghép giới trong quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng

- Trƣớc tiên cần làm thay đổi và nâng cao nhận thức của cán bộ địa phƣơng, cấp huyện về giới bằng cách tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức/tập huấn/hội thảo về vấn đề giới nói chung và sự cần thiết phải thực hiện lồng ghép giới để nâng cao năng lực giới cho tất cả các đối tƣợng cán bộ của các Sở, ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Đây đƣợc coi là một vấn đề quan trọng nhằm làm thay đổi nhận thức và hành vi cho đội ngũ cán bộ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng Giới một cách triệt để. Nhận thức của các cán bộ thay đổi là điều kiện để triển khai các hoạt động liên quan một cách hiệu quả. Bởi vì chính họ, chứ không phải ai khác sẽ chịu trách nhiệm lồng ghép giới.

- Tăng cƣờng sự tham gia và phối hợp của Hội phụ nữ huyện và các ban/ngành liên quan trực tiếp đến triển khai các hoạt động quản lý rừng.

- Xác định các chỉ số giới bằng cách đo lƣờng sự tham gia của phụ nữ và sự tham gia của nam giới trong các hoạt động quản lý rừng, từ đó đƣa ra các kiến nghị kịp thời góp phần phát huy hơn nữa hiệu quả của dự án đối với vấn đề giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Kịp thời tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về giới tại cộng đồng thông qua các hoạt động liên quan tới quản lý rừng bền vững cho ngƣời dân nghèo, trong đó có phụ nữ.

- Thu hút của phụ nữ và nam giới tại cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ rừng;

thay đổi quan niệm lâu đời làm rừng, bảo vệ rừng là công việc riêng của nam giới.

- Bảo đảm sự bình đẳng của phụ nữ và nam giới về điều kiện tiếp cận và kiểm

soát các cơ hội, nguồn lực, lợi ích trong quá trình tham gia quản lý và bảo vệ rừng. + Triển khai hoạt động truyền thông tại chỗ cho ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là phụ nữ và dân tộc thiểu số về kỹ thuật sản xuất đất lâm nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Chỉ đạo phòng nông nghiệp và trung tâm khuyến nông huyện xây dựng và thực hiện một chƣơng trình tốt nhất về tập huấn/ đào tạo dành riêng cho phụ nữ. Trong trƣờng hợp này, việc tập huấn nên xác định, ấn định số lƣợng phụ nữ tham gia thể hiện ngay trong giấy mời tập huấn. Tập huấn nên tổ chức ở các thôn, tốt nhất bằng tiếng dân tộc bản địa. Chú ý ƣu tiên giảng viên là nữ vì phụ nữ DTTS có thể cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi và chia sẻ với ngƣời cùng giới. Trong tập huấn/đào tạo nên chú ý phổ biến kiến thức về sản xuất phát triển rừng, bảo vệ, quản lý rừng bền vững và yêu cầu những ngƣời tham gia cần phải cam kết thực hiện thông quan các kế hoạch cụ thể. Cần phối hợp chặt chẽ với Hội Phụ nữ và huy động sự tham gia của Hội phụ nữ trong xã trong việc tập huấn/ đào tạo, sau đó thông tin có thể chuyển cho phụ nữ thông qua các cuộc họp hội phụ nữ.

Nội dung liên quan đến bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học cần đƣợc lồng ghép trong đào tạo kỹ thuật và phát triển các quy định về quản lý rừng bền vững.

+ Tạo các điều kiện cần thiết để phụ nữ và nam giới nghèo tham gia và hƣởng lợi trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng; thay đổi quan niệm chỉ những hộ giàu có mới có đủ khả năng và điều kiện tham gia quản lý và bảo vệ rừng.

+ Phát triển tổ quản lý ở cấp thôn để có thể hỗ trợ trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Hỗ trợ để cải thiện liên kết của các nhóm an ninh trong quản lý và bảo vệ rừng.

+ Bảo đảm rằng phụ nữ và nam giới tại các đều đƣợc chia sẻ thông tin, đề đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(2) Lồng ghép giới trong việc xây dựng các mô hình sinh kế cho người dân nghèo, phụ nữ nghèo (là biện pháp tác động chiến lược đến sử dụng rừng bền vững)

- Thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về giới tại cộng

đồng thông qua các hoạt động hỗ trợ mô hình sinh kế cho ngƣời dân nghèo.

- Bảo đảm rằng nữ/nam giới đều có cơ hội tham gia và có tiếng nói nhƣ nhau

trong các hoạt động xây dựng mô hình sinh kế tại cộng đồng; thay đổi quan niệm chỉ có ngƣời đại diện hộ gia đình là nam giới tham gia các hoạt động tại cộng đồng.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển các mô hình sinh kế mới của các hộ gia đình và

cộng đồng có sự tham gia tích cực của cả phụ nữ và nam giới nhƣ kỹ thuật trồng lúa; kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao nhƣ ngô, sắn; kỹ thuật nuôi trâu bò, lợn, gà. Khắc phục tình trạng chỉ có nam giới đi tập huấn kỹ thuật mới rồi truyền đạt lại cho phụ nữ.

- Tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới đƣợc hỗ trợ phát triển các nhóm sở thích, các tổ hợp tác sản xuất kinh doanh nhỏ và rất nhỏ theo định hƣớng thị trƣờng; khắc phục tình trạng chỉ có nam giới đƣa ra quyết định về phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh và tiếp cận với thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao vai trò giới trong quản lý rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)