Tổ chức dạy học môn Công nghệ 10 theo hướng TCH người học

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 59)

4. VẬN DỤNG PPDH TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10

4.2. Tổ chức dạy học môn Công nghệ 10 theo hướng TCH người học

Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, thiết kế một bài giảng đáp ứng các yêu cầu giúp người học phát huy tính tích cực chủ động của người học đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và tốn nhiều công sức. Đáp ứng đòi hỏi này thì người nghiên cứu đề xuất quy trình dạy học để vận dụng giảng dạy môn Công nghệ 10 một cách hiệu quả hơn.

4.2.1. Những điều lưu ý khi vận dụng PPDH theo hướng TCH người học

Khi thiết kế bài giảng cho một môn học thì trước tiên người dạy phải tìm hiểu nội dung của môn học, tìm ra đặc điểm đặc trưng riêng của môn để xác định mục tiêu cho người học đạtđược sau khi hoàn thành một tiết học của môn học. Người dạy cũng cần lưu ý đến đối tượng học về đặc điểm tâm sinh lý để có thể thiết kế nội dung bài giảng mang lượng kiến thức phù hợp, đảm bảo tính vừa sức với nhận thức người học, tránh tình trạng quá tải cho người học. Thiết kế bài giảng theo PPDH tích cực hóa người học đòi hỏi sự tham gia đóng góp của phương tiện dạy học hiện đại, những điều kiện trợ giúp của cơ sở vật chất liên quan. Tóm lại, để thiết kế một bài giảng theo PPDH tích cực hóa người học người giáo viên cần dựa vào các yếu tố sau:

- Dựa vào mục tiêu, đặc điểm của môn học - Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT - Dựa vào điều kiện thực tiễn của nhà trường

4.2.2. Quy trình vận dụng PPDH theo hướng TCH người học trong giảng

dạy môn Công nghệ 10

Hình 2.3: Quy trình vận dụng PPDH theo hướng TCH người học Phân tích nội dung tiến hành trong các bước của quy trình:

Bước 1: Đọc nội dung bài học

Thiết kế bài giảng

Tham khảo ý kiến đồng nghiệp

Giảng dạy, khảo sát lấy ý kiến HS Phân tích, lựa chọn: PPDH, PTDH,

Cách kiểm tra đánh giá Đọc nội dung bài học

Phân tích mục tiêu bài học

Xây dựng dàn ý bài giảng

Kết thúc Không sửa đổi

Đánh giá

nội dung Cần sửa đổi Sửa

đổi bổ sung

Trong bước này người giáo viên cần phải đọc và tìm hiểu nội dung bài học để xác định nội dung nào cần thiết cho HS ghi nhớ, những nội dung nào cho HS tham khảo thêm, nội dung nào để HS vận dụng vào thực tiễn.

Bước 2: Phân tích mục tiêu, nội dung bài học

Sau khi tìm hiểu nội dung của bài học người giáo viên cần xác định những mục tiêu cần đạt được cho HS sau mỗi bài học. Đi từ mục tiêu của bài học người giáo viên tiến hành phân tích nội dung, sắp xếp nội dung bài học tương ứng với mục tiêu đề ra.

Bước 3: Xây dựng dàn ý bài giảng

Dựa vào nội dung đã phân tích và mục tiêu bài họcđã được định ra người giáo viên xây dựng dàn ý cho bài giảng thể hiện được các hoạt động dạy học kết hợp với các mục tiêu cần đạt được sau một hoạt động học tập về nội dung của bài học.

Bước 4: Phân tích, lựa chọn PPDH, PTDH, Cách kiểm tra đánh giá

Trong bước này, người giáo viên cần áp dụng các PPDH phù hợp với nội dung của bài học đảm bảo cho HS tiếp thu trên lớp học thoải mái

Mỗi cách dạy đều có những ưu điểm và hạn chế riêng; không thể có một cách dạy tối ưu cho mọi trường hợp. Thêm vào đó, việc thực hiện có hiệu quả mỗi cách dạy luôn đòi hỏi người dạy và người học phải có những phẩm chất, kỹ năng nhất định và những điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện. Vì vậy, vấn đề không phải là cách dạy nào tốt hơn, mà là cách dạy nào phù hợp hơn.

Tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn cách dạy chính là cách học. Tuy nhiên, cách học không chỉ do những đặc điểm cá nhân của người học quy định, mà còn do tính chất và đặc điểm của nội dung học tập, mục đích học tập, cũng như điều kiện học tập quy định. Đồng thời, việc lựa chọn cách dạy còn phụ thuộc vào quan điểm và mục đích dạy học, cũng như trình độ và kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy của người dạy.

Bước 5: Thiết kế bài giảng

Trong việc thiết kế bài giảng theo phương pháp mới, hệ thống kiến thức của bài học rất được xem trọng. Những câu hỏi được sử dụng trong bài giảng phải

đảm bảo tính hệ thống kiến thức, khơi gợi được tư duy, hứng thú học tập cho học sinh làm cho học sinh dễ dàng trong việc nắm kiến thức cơ bản của bài giảng.

Vì vậy, thiết kế bài giảng theo phương pháp mới, yêu cầu giáo viên phải đầu tư xây dựng một hệ thống kiến thức của bài giảng, sắp xếp các câu hỏi hợp lý, đúng với mục tiêu cần đạt và nêu bật được trọng tâm bài học, có tác dụng dẫn dắt học sinh khám phá tri thức.

Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp

Sau khi thiết kế xong nội dung của bài giảng cho một bài học, người giáo viên nên tham khảo ý kiến của đồng nghiệp nhằm thu thập những ý kiến đóng góp để hoàn thiện bài giảng hơn, bổ sung những thiếu xót về kiến thức, thêm hay bớt các chi tiết của hoạt động trong bài giảng.

Bước 7: Giảng dạy, khảo sát lấy ý kiến HS

Hoạt động này được tiến hành trên lớp, sau khi kết thúc bài giảng người dạy phát phiếu khảo sát được chuẩn bị trước hoặc có thể đặt những câu hỏi thăm dò ý kiến của HS về tiết học.

Bước8: Đánh giá nội dung

Khi đánh giá nội dung của bài giảng người giáo viên tổng hợp các ý kiến từ phiếu khảo sát, tổng hợp ý kiến phản hồi của HS về tiết dạy. Nếu các ý kiến phản hồi mang tính tích cực, thành công thì chuyển sang bước thứ 9 của quy trình, nếu như nội dung có những vấn đề phản hồi cần sửa đổi thì người giáo viên cần tiến hành thêm bước 8.1.

Bước 8.1: Sửa đổi bổ sung

Việc đánh giá nội dung bài học không khả quan nên người giáo viên cần xem xét và tiến hành lại từ bước 4: Phân tích, lựa chọn PPDH, người giáo viên xác định lại những vấn đề chưa hợp lý để từ đó sửa chữa lại nội dung tiến hành tiếp bước 5 để hoàn thành bài giảng.

Bước 9: Kết thúc

Bài giảng sau khi được giảng dạy và đánh giá tốt đẹp thì được đóng gói để sử dụng ở những lần tiếp theo.

Vận dụng quy trình dạy học theo hướng TCH người học, người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm đề tài. Ví dụ: Trong quá trình xây dựng bài giảng bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh, ở giai đoạn tiến hành Bước 1: Đọc nội dung bài học

người nghiên cứu tìm hiểu nội dung của bài học trong SGK và tham khảo thêm các tài liệu liên quan từ sách hướng dẫn của giáo viên, chuyển sang Bước2: Phân tích

mục tiêu, nội dung bài họcngười nghiên cứu tìm hiểu về mục tiêu của bài học là: Làm cho HS biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung và các phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh. Người nghiên cứu sắp nội dung của bài giảng cho tương ứng với mục tiêu của bài học đã đặt ra. Sau khi xong bước 2 người nghiên cứu tiến hành Bước 3: Xây dựng dàn ý bài giảng dựa trên mục tiêu và nội dung của bài học, sắp xếp nội dung theo thứ tự trước sau một cách hệ thống của kiến thức, dàn ý của bài 53 sẽ là:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về căn cứ lập kế hoạch kinh doanh

Hoạt động 2: Nghiên cứu nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp lập kế hoạch lập kế hoạch kih doanh của doanh nghiệp

Sau khi tiến hành xong bước 3, người nghiên cứu chuyển qua Bước 4: Phân tích, lựa chọn PPDH , PTDH, Cách kiểm tra đánh giá, với nội dung: “Tìm hiểu về

căn cứ lập kế hoạch kinh doanh” của bài học, người nghiên cứu chọn PPDH thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, với nội dung “Nghiên cứu nội dung kế

hoạch kinh doanh của doanh nghiệp” người nghiên cứu chọn PPDH nêu tình huống về tình hình kinh doanh cụ thể và yêu cầu các nhóm đưa ra các giải pháp, với nội dung: “Tìm hiểu về phương pháp lập kế hoạch lập kế hoạch kih doanh của doanh nghiệp” người nghiên cứu chọn PPDH vấn đáp và phát phiếu học tập cho HS, HS có nhiệm vụ hoàn thành nội dung của phiếu học tập.

Trong Bước 5: Thiết kế bài giảng người nghiên cứu thiết kế bài giảng hoàn thiện gồm nội dung, chi tiết các hoạt động dạy học kèm theo các PPDH tướng ứng với nội dung. Và hoàn thành giáo án hoàn chỉnh. Tiến hành Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, Bước 7: Giảng dạy, khảo sát lấy ý kiến HS người nghiên cứu

trình bày nội dung của bài giảng cho các đồng nghiệp tham khảo và cho ý kiến để tiến hành hoàn chỉnh hơn nữa và tiến hành giảng dạy trên lớp, quá trình giảng dạy người nghiên cứu cũng thu thập các ý kiến phản hồi từ HS về nội dung, PPDH của bài giảng để tiến hành Bước 8: Đánh giá nội dung làm tư liệu chỉnh lý bài giảng tiến hành Bước 8.1: Sửa đổi bổ sung (nếu có)nhằm giúp cho lần giảng dạy tiếp theo được thành công hơn. Chuyển qua Bước 9: Kết thúc người nghiên cứu hoàn thiện việc thiết kế bài giảng và tiến hành giảng dạy ở các lớp thực nghiệm để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

4.2.3. Mẫu thiết kế bài giảng môn Công nghệ 10 theo hướng TCH người học

Sau khi phân tích về các đặc trưng của môn Công nghệ 10 và vận dụng quy trình vận dụng PPDH dạy theo hướng TCH người học, người nghiên cứu nhận thấy giáo án soạn theo PPDH truyền thống (xem phụ lục 3A) không còn phù hợp với việc đổi mới PPDH vì các lý do sau:

-Sự phân bổ thời gian không phù hợp, thời gian lên lớp có 45 phút trong khi đó việc dạy học còn kiêm thêm nhiều việc phụ khác (kiểm diện HS, kiểm tra bài cũ,..) điều này sẽ hạn chế việc vận dụng PPDH mới vì làm tốn nhiều thời gian.

-Soạn giáo án theo PPDH truyền thống không phát huy được sự sáng tạo của HS (chủ yếu thể hiện các câu hỏi và phần đáp án có sẵn dành cho GV), trong khi đó PPDH tích cực yêu cầu phải phát huy tính tích cực của HS trong dạy học.

- Soạn giáo án theo PPDH truyền thống không phân biệt được hoạt động của HS và hoạt động của GV, làm cho người GV rất khó khăn để vận dụng dạy học theo PPDH tích cực hóa người học.

Từ những vấn đề khó khăn của giáo án soạn theo PPDH truyền thống và yêu cầu của PPDH tích cực người nghiên cứu đề xuất việc soạn giáo án theo mẫu mới (xem phụ lục 3B) và đề xuất xây dựng quy trình lựa chọn PPDH theo hướng tích cực hóa người học để áp dụng cho môn Công nghệ 10 như sau:

Hình 2.4: Quy trình thiết kế bài giảng theo hướng TCH người học

Trong quá trình thực nghiệm đề tài người nghiên cứu xây dựng bài giảng theo hướng TCH người học ở bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, người nghiên cứu đã vận dụng quy trình lựa chọn PPDH theo hướng tích cực hóa người học cụ thể các bước được tiến hành như sau:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài giảng

Trong bước này, người nghiên cứu đọc nội dung của bài học trong SGK, tìm hiểu nội dung trong sách tham khảo Công nghệ 10 và xác định trọng tâm của bài học là phần I.1. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh và phần II.2. Quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Phân chia hoạt động giảng dạylàm 4 giai đoạn.

Bước 2: Phân tích mục tiêu của bài học

Ở bước này, phân tích mục tiêu của bài học và chọn lọc ra 2 mục tiêu quan trọng để giúp HS hoàn thành mục tiêu này khi kết thúc bài học. Sau khi học xong bài này HS sẽ: Biết được căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh, biết được các bước lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.

Tìm hiểu nội dung bài học

Phân tích mục tiêu bài học

Xác định nhu cầu, hứng thú học tập của HS Đánh giá kinh nghiệm giảng dạy của GV

Đánh giá mức độ sử dụng PTDH

Quyết định PPDH

Bước 3: Xác định nhu cầu, hứng thú học tập của HS, đánh giá kinh nghiệm

giảng dạy của GV

Sau khi tìm hiểu nội dung bài học và phân tích nội dung bài học thì người nghiên cứu tìm hiểu, phân tích nhu cầu học tập của HS. Vì trường THPT Lê Minh Xuân nằm trên địa bàn ngoại thành nên mật độ dân cư còn thưa thớt, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều, nên người nghiên cứu chọn lựa và định hướng cho HS tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh sản phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi...và dự đoán về sự hứng thú của HS về vấn đề thiết thực này rất cao sẽ mang lại cho bài giảng thành công nhất định. Trình độ của giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm lâu năm nên việc giảng dạy thường áp dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp là chủ yếu.

Bước 4: Đánh giá mức độ sử dụng PTDH

Trong bước này, người nghiên cứu tìm hiểu về các PTDH để sử dụng giảng dạy cho bài học, nội dung của bài học chủ yếu về lý thuyết nên trong bài giảng có sử dụng một số video tư liệu, một số hình ảnh về các lĩnh vực kinh doanh nên PTDH sử dụng là máy chiếu đa phương tiện, trong phim tư liệu có phần âm thanh giới thiệu của hướng dẫn viên nên trong dạy học thì có sử dụng thêm phần âm thanh minh họa.

Bước 5: Quyết định chọn PPDH

Qua các bước trên người nghiên cứu chọn PPDH nghiên cứu tình huống và cho HS làm việc nhóm để tìm hiểu về nội dung bài học: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.

Bước 6: Thiết kế bài giảng

Dựa theo quy trình lựa chọnPPDH theo hướng TCH người họcngười nghiên cứu đã vận dụng và xây dựng các bài giảng theo PPDH tích cực hóa người học để phục vụ cho quá trình thực nghiệm đề tài, chi tiết về các bài giảng (xem phụ lục 3B)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)