3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
3.2. Phương pháp thảo luận nhóm
3.2.1. Khái niệm
Phương pháp thảo luận nhóm trong học tập là phương pháp mà học sinh không còn làm việc cá nhân mà là làm việc chung với nhau bằng những nhóm nhỏ, thảo luận chung trong nhóm về những vấn đề do giáo viên đề ra nhằm mục đích tìm hiểu những nội dung và tự giải đáp trước khi vấn đề đó được giải quyết với sự giám sát, điều chỉnh chung của lớp học và của giáo viên
Phương pháp thảo luận nhóm có thể tiến hành : Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
- Phân công trong nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.
3.2.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Ưu điểm
- Tăng khả năng giao tiếp cho học sinh và giáo viên hoặc học sinh với học sinh.
- Nhiều người trình bày được nhiều ý kiến dưới góc nhìn khác nhau. Với thái độ hiểu biết và chấp nhận.
- Có khả năng xử lý thông tin, nhạy bén với quyết định. - Phát huy tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh.
Hạn chế
- Số người thảo luận nhóm phải có giới hạn
- Hạn chế chủ đề nội dung, ít HS tham gia nhiệt tình - Tốn nhiều thời gian chuẩn bị, tiến hành, đúc kết
- Người tham gia phải có kinh nghiệm và đủ tài liệu tham khảo
3.2.3. Chuẩn bị phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Chọn lựa đề tài
Chuẩn bị sách giáo khoa, tài liệu và hướng dẫn khởi đầu
Phân chia các nhóm thảo luận
Trong các lớp trung học, lớp học có thể chia làm 4, 5 nhóm, mỗi nhóm 7, 8 học sinh. Với số học sinh này, thuận tiện nhất là các em ngồi đối diện nhau trong những bàn vuông hay chữ nhật lớn do nhiều bàn nhỏ xếp lại.
- Kiểu nhóm cố định - Kiểu nhóm di động - Kiểu nhóm ghép 2 lần - Nhóm trà trộn 3.3. Phương pháp nêu vấn đề 3.3.1. Khái niệm
Theo Lê Thị Hoàng (2005) thì “phương pháp dạy học nêu vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi, khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề”.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là cách thức tổ chức của giáo viên nhằm tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm độc lập giải quyết các vấn đề học tập.
3.3.2. Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề
Gồm có 4 đặc trưng:
3.3.2.1. Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Khái niệm: Tình huống có vấn đề là tình huống mà trong quan hệ với chủ thể hành động nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với một bên những tri thức, kỹ năng và phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết. Từ đó buộc chủ thể muốn giải quyết, phải khám phá để tạo ra cho mình có hiểu biết về nó và hiểu cách giải quyết tình huống đó.
- Đặc điểm nổi bật của tình huống có vấn đề là: Nhu cầu, hứng thú; câu hỏi hay vấn đề; chứa đựng cái đã biết và chưa biết; có khả năng giải quyết được.
3.3.2.2. Quá trình dạy học theo phương pháp nêu vấn đề được chia làm các
giai đoạn có mục đích chuyên biệt
Có nhiều cách chia bước, chia giai đoạn để nêu vấn đề. Sau đây là một số ví dụ về các bước thực hiện dạy học nêu vấn đề:
Thực hiện dạy học nêu vấn đề theo 3 bước:
Bước 1: Tri giác vấn đề Bước 2: Giải quyết vấn đề
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
Thực hiện dạy học nêu vấn đề theo 4 bước:
Bước 1: Đưa ra vấn đề Bước 2: Nghiên cứu vấn đề Bước 3: Giải quyết vấn đề Bước 4: Vận dụng
Thực hiện dạy học nêu vấn đề theo 5 bước:
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề Bước 2: Xác định vấn đề
Bước 3: Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề Bước 4: Xem xét hệ quả của từng giả thuyết bằng những kinh nghiệm Bước 5: Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất
3.3.2.3. Quá trình dạy học theo phương pháp nêu vấn đề bao gồm nhiều
hình thức tổ chức đa dạng
Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ chức đa dạng lôi cuốn học sinh tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên: Làm việc theo nhóm nhỏ; thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận; tấn công não; sắm vai/trò chơi đóng vai; mô phỏng; báo cáo và trình bày…
3.3.2.4. Có nhiều mức độ tích cực tham gia của học sinh khác nhau
- Học sinh tự nghiên cứu vấn đề: Giáo viên chỉ tạo ra tình huống có vấn đề, còn người học tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề đó.
- Tìm tòi từng phần: Học sinh giải quyết vấn đề không hoàn toàn độc lập mà có sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên khi cần thiết.
- Trình bày giải quyết vấn đề: Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, sau đó lại tiếp tục đặt vấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết.
3.4. Phương pháp dạy học bằng tình huống
Khái niệm
Phương pháp dạy học bằng tình huống là giáo viên cung cấp cho học sinh tình huống dạy học, học sinh tìm hiểu, phân tích và hoạt động trong tình huống đó. Kết
quả là học sinh thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và các kỹ năng hành động (trí óc và thực tiễn) sau khi giải quyết tình huống đã cho.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Học sinh không tiếp nhận nội dung học tập một cách lý thuyết và được gắn liền với một tình huống cụ thể, điển hình.
- Tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo và các hướng tiếp cận tới đối tượng.
- Phát triển các kỹ năng, vận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và trong các lĩnh vực khác.
- Phát triển khả năng thích ứng trong các tình huống khác nhau
- Tăng cường hiểu biết và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm thông qua việc hợp tác giải quyết tình huống.
Nhược điểm:
- Xây dựng được một tình huống tốt là việc không đơn giản. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm chuyên môn, vốn văn hóa sâu rộng.
- Học sinh tốn nhiều thời gian để giải quyết tình huống và rút ra các tri thức nhận biết.
- Học sinh dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết tình huống, dễ nản chí khi gặp tình huống khó hoặc không nhiệt tình tham gia khi tình huống thiếu sự hấp dẫn.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH THPT
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ và cũng ở độ tuổi này tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Xét về đặc điểm của hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi học sinh THPT có đặc điểm sau:
1.1. Đặc điểm của hoạt động học tập
Hoạt động học tập đòi hỏi tính tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lý luận
Hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp
Hứng thú học tập được thúc đẩy, bồi dưỡng bởi động cơ mang ý nghĩa thực tiễn, sau đó mới đến ý nghĩa xã hội của môn học
- Tích cực: Thúc đẩy các em học tập và đạt kết quả cao các môn đã lựa chọn
- Tiêu cực: Chỉ quantâm đến môn học liên quan đến việc thi mà sao nhãng các môn học khác
1.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao
Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt
Các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ
Có sự thay đổi về tư duy: Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán
1.3. Đặc điểm nhân cách chủ yếu
Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai
Có thể hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ và những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách
Có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách
Kết luận: Mỗi lứa tuổi có đặc điểm nhận thức và học tập khác nhau do đó cũng có những phương pháp dạy học khác nhau cho từng cấp lớp. Các nhà giáo dục cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời có biện pháp khéo léo để các em hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình. Trong quá trình dạy học các nhà giáo dục cần tìm hiểu và vận dụng những phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực trong độ tuổi này và định hướng xây dựng nhân cách, tri thức hoàn chỉnh.
2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10
2.1. Các yêu cầu khi đổi mới dạy học ở trường THPT5
2.1.1. Về định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Phải có sự hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH. Hướng dẫn về đổi mới PPDH phải thông suốt từ các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT đến các Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường học và từng giáo viên, không để giáo viên phải "đơn độc" trong việc đổi mới PPDH.
Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên phải có sự hỗ trợ thường xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm.
Trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, cần nghiên cứu để tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của học sinh về PPDH của thầy cô giáo với tinh thần xây dựng.
Quá trình thực hiện đổi mới PPDH phải là quá trình hoạt động tự giác của bản thân giáo viên và là phù hợp yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
Cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động đổi mới PPDH ở các trường, tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH.
5
2.1.2. Trách nhiệm của giáo viên và các cơ quan quản lý giáo dục
2.1.2.1.Trách nhiệm của giáo viên
Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên cần phải nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH. Biết những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn. Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...). Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao). Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình, kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự ti, không chủ quan thỏa mãn. Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập, tự giác, hứng thú học tập.
2.1.2.2.Trách nhiệm của tổ chuyên môn
Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH. Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
2.1.2.3.Trách nhiệm của người quản lý
Người lãnh đạo trong tổ chức giáo dục phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH. Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH. Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường. Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp
trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ của môn Công nghệ lớp 10
Môn Công nghệ lớp 10 ở trường phổ thông hiện nay thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản sau:
2.2.1.Nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và lao động
Môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, trình bày vai trò chủ động của con người trong sử dụng và cải tạo vật nuôi, cây trồng, cách sử dụng các công cụ lao động nông nghiệp (các công cụ thủ công và các máy nông nghiệp), những kiến thức cơ bản về việc tổ chức quản lý các doanh nghiệp, xí nghiệp, các hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Thông qua những kiến thức được cung cấp, học sinh sẽ nắm được những thông tin khái quát về nền nông nghiệp nước nhà và từ đó, hình thành thái độ đúng đắn về nghề nông nghiệp.
Nội dung chính của giáo dục lao động ở trường phổ thông là giáo dục thái độ, tác phong của người lao động mới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng lao động, lao động có kỹ thuật, chuẩn bị cho học sinh ý thức sẵn sàng tham gia lao động sản xuất ra của cải vật chất cho địa phương.
Môn học thể hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và lao động nhằm mục tiêu chung hình thành con người mới cho xã hội, sẵn sàng lao động, yêu lao động, ý thức lao động có kỹ thuật, có kỷ luật, có sáng tạo và đạt năng suất cao.
2.2.2. Nhiệm vụ trí dục
Môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về hoạt động của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trên cơ sở của tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Nội dung môn học phải làm nổi bật được ba đặc trưng: Cơ bản, hiện đại và thực tiễn.
Đặc điểm cơ bản thể hiện qua những khái niệm, thông tin cơ bản nhất mà môn học cung cấp cho học sinh. Những kiến thức này sẽ là cơ sở, là nền tảng để học sinh