4. VẬN DỤNG PPDH TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10
4.1. Các giải pháp đổi mới PPDH môn Công nghệ 10 theo hướng tích cực hóa
chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh. Quá trình học không thụ động, không chỉ nghe giáo viên giảng và truyền đạt kiến thức, mà học sinh phải học tích cực bằng hành động của chính mình.
4. VẬN DỤNG PPDH TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10
4.1. Các giảipháp đổi mới PPDH môn Công nghệ 10 theo hướng tích cực hóa người học người học
Hiện nay hoạt động dạy học đang đổi mới từng ngày với rất nhiều PPDH tích cực được vận dụng trong quá trình dạy học, theo quan điểm của đề tài, người nghiên cứu chọn một số giải pháp phù hợp với môn Công nghệ 10 như sau:
4.1.1. Giải pháp về PPDH
Vận dụng PPDH cá thể hóa
Để áp dụng đúng PPDH này yêu cầu người giáo viên nắm chắc tình hình HS về tâm lý, đặc điểm hoàn cảnh và sức học từng em trong lớp học và khả năng tiếp thu bài học của từng HS (thường xuyên gần gũi, quan sát tìm hiểu và lắng nghe HS). Trong quá trình dạy học người giáo viên có thể biên soạn, thiết kế những phiếu học tập cho HS, tổ chức HS học tập theo khả năng tích lũy kinh nghiệm và tư duy về đặc điểm của cá nhân HS. Thông qua hoạt động tổ chức dạy học cá thể hóa người giáo viên tiến hành những hoạt động sau:
- Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo. - Tổ chức cho học sinh làm việc độc lập, cá nhân hoá quá trình học tập.
Điều chỉnh mối quan hệ thầy - trò
Theo quan điểm dạy học truyền thống thì quá trình dạy học người giáo viên giữ vai trò là trung tâm để truyền đạt kiến thức, việc ứng dụng PPDH tích cực cần thay đổi theo hướng “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” (dạy học hướng vào người học) nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức các tình huống dạy học linh hoạt, yêu cầu HS phải thực hiện nhiệm vụ học tập nhiều hơn, tổ chức HS thành
từng nhóm học tập để HS tham gia và chủ động suy nghĩ, trao đổi, bổ sung ý kiến cho nhau, tự kiểm tra và tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình học tập.
Tăng cường khả năng tư duy và năng lực sáng tạo cho HS
Hiện nay PPDH truyền thống vẫn còn tình trạng “thầy đọc – trò ghi” diễn ra phổ biến ở lớp học, làm cho hoạt động học tập của HS trở thành hoạt động ghi nhớ và tái hiện về nhà học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…nhưng bài học và bài làm đều nhiều và về căn bản đã được hướng dẫn ở trên lớp.Vì vậy, vấn đề của việc ứng dụng PPDH tích cực là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, phải hướng dẫn việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Cần đặt ra cho HS những nhiệm vụ tìm tòi những hiện tượng, những vấn đề, những mối liên hệ mới…cần phát hiện. Trên cơ sở đó mà tăng cường hoạt động phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…cho HS trong quá trình dạy học.
Tăng cường thí nghiệm, thực hành, vận dụng kiến thức học tập để giải
quyết vấn đề đời sống
Kết hợp học lý thuyết và thực hành là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác giáo dục. Thí nghiệm, thực hành, kỹ năng vận dụng bài học vào thực tiễn là những điều quan trọng, liên quan đến chất lượng đào tạo, đến sự phát triển lâu dài đối với mỗi con người. Vì vậy, tăng cường thí nghiệm, thực hành… là một hướng quan trọng cần lưu ý khi đổi mới PPDH
4.1.2. Giải pháp về PTDH
Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại
Đưa những thành tựu khoa học công nghệ mới vào dạy học, như tổ chức giờ dạy học có sử dụng các phương tiện để trình chiếu các nội dung phim ảnh liên quan đến bài học làm cho bài học sinh động hơn gây hứng thú cho người học, có thể sử dụng máy chiếu projector, máy tính, máy chiếu overhead,...
Ứng dụng đa phương tiện trong quá trình dạy học:
Trong quá trình dạy học cần huy động càng nhiều cơ quan cảm giác của HS vào quá trình nhận thức càng tốt chính vì vậy khi thiết kế bài giảng để dạy học
người giáo viên cần kết hợp nhiều PPDH khác nhau có sự hỗ trợ của thiết bị đa phương tiện một cách linh hoạt để làm cho bài học trở lên sinh động về nội dung cũng như hình thức.
4.1.3. Giải pháp về nội dung của môn học
Chuyên biệt hóa nội dung của môn học
Có thể phân chia nội dung môn học ra thành nhiều phần nhỏ tùy vào hệ thống mục tiêu cần đạt được để áp dụng PPDH cụ thể cho hiệu quả: Phần nào giảng dạy lý thuyết thì áp dụng PPDH nào, phần nội dung nào cần hướng dẫn cho HS tự nghiên cứu, phần nội dung nào tổ chức dạy học thí nghiệm, nội dung nào cần tham quan thực tế...
Xây dựng bài giảng áp dụng các PPDH tích cực hóa người học
Dựa theo nội dung, mục đích và yêu cầu của môn học người nghiên cứu xây dựng bài giảng theo hướng tích cực hóa người học.
Chú ý: Bài học in đậm là bài học được đề xuất để áp dụng PPDH tích cực hóa người học, bài học không in đậm là bài học dùng PPDH thông thường.
NỘI DUNG TS
PHẦN I: NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP
Chương I. Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương 20
Khảo nghiệm giống cây trồng
Sản xuất giống cây trồng
Thực hành: Xác định sức sống của hạt
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng
nông, lâm nghiệp
Một số tính chất của đất trồng
Thực hành: Xác định độ chua của đất
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
Thực hành: Quan sát phẫu diện đất.
thường
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại
Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và
môi trường
Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
Chương III. Bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản 7
Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
Bảo quản hạt, củ làm giống
Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm
Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản
Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản
Thực hành: Chế biến xi rô từ quả
PHÀN II: TẠO LẬP DOANH NGHIỆP
Chương IV. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh 6
Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh
Chương V. Tổ chức và quản lí doanh nghiệp 6
Xác định kế hoạch kinh doanh
Thành lập doanh nghiệp
Quản lí doanh nghiệp
Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Bảng 2.1: Nội dung xây dựng bài giảng theo PPDH tích cực hóa người học
Phân công lại nhiệm vụ dạy và học của thầy và trò
Hiện này hoạt động dạy học của giáo viên chiếm từ 70% đến 100% trên lớp, HS hoàn toàn thụ động và ít tham gia vào hoạt động chiếm lĩnh tri thức, PPDH thuyết trình được nhiều giáo viên sử dụng để giảng dạy cho môn học vì nó dễ áp dụng. Theo PPDH tích cực thì nhiệm vụ dạy - học được thay đổi nhằm tăng cường sự hoạt động học tập của HS và giảm bớt hoạt động của giáo viên (giáo viên hoạt động 30% - HS hoạt động 70% hoặc là giáo viên hoạt động 50% - HS hoạt động 50%). Theo tác giả đối với môn Công nghệ được phân bố khoảng 4/6 (giáo viên hoạt động 60% - HS hoạt động 40%) cụ thể như sau: Số tiết Chương Lí thuyết (GV) Thảo luận, tự học, làm việc nhóm (HS) Kiểm tra đánh giá I II III IV V 8 7 2 2 2 12 13 5 4 4 2 2 1 1 1 Tổng: 66 21 38 7
Bảng 2.2: Nội dung phân công trong dạy học môn Công nghệ 10
4.1.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
Theo PPDH truyền thống thì việc đánh giá trình độ của người học thông qua các bài thi, kiểm tra tập trung điều này làm cho điểm số không phản ánh đúng trình độ và năng lực của người học. Điểm kiểm tra đánh giá quá trình học nên bao gồm điểm thi, điểm quá trình học tập trên lớp, thái độ học tập đối với môn học.
Tóm lại, các biện pháp đổi mới PPDH môn Công nghệ 10 theo hướng tích cực hóa nhằm vào các nội dung sau:
- Thiết kế bài giảng phù hợp với từng đối tượng HS, đảm bảo cho HS phát triển được năng lực tư duy, sáng tạo và vận dụng được kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
- Thiết kế bài giảng phải chú ý tăng cường hoạt động tự học của học sinh, tăng cường thí nghiệm, thực hành, để HS có thể giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn.
- Trong quá trình dạy học cần áp dụng các phương tiện và công nghệ hiện đại trong giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá một cách toàn diện và chính xác phù hợp với đối tượng HS.