Tính tích cực học tập

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

2.3. Tính tích cực học tập

2.3.1. Những đặc điểm về tính tích cực của học sinh4

Tích cực trong lý luận dạy học được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động, nhu nhược (Active so với Passive); chứ không liên quan đến việc đánh giá đạo đức, hành vi xã hội như tích cực và tiêu cực (Positive và Negative). Tính tích cực (TTC) nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà còn từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa... Hạt nhân cơ bản của TTC nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng. TTC nhận thức và TTC học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một. Có một số trường hợp, TTC học tập thể hiện ở hành động bên ngoài, mà không phải là TTC trong tư duy.

Tính tích cực của người học thể hiện ở tính tự phát và tính tự giác:

- Tính tự phát: Là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở những mức độ khác nhau. Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dưỡng, phát triển chúng trong dạy học.

4

- Tính tự giác: là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó. TTC tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học.

2.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức

Tính TTC nhận thức của người học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố bản thân người học, yếu tố nhà trường và môi trường xã hội mà người học tiếp xúc, nhìn chung các yếu tố này có tác động ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của người học theo từng thời kỳ và cường độ khác nhau.

TTC nhận thức phụ thuộc vào bản thân người học ở các điểm sau:

- Đặc điểm hoạt động trí tuệ (tái hiện, sáng tạo...).

- Năng lực (hệ thống tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, sự trải nghiệm cuộc sống...)

- Tình trạng sức khỏe.

- Trạng thái tâm lí (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí...). - Điều kiện vật chất, tinh thần (thời gian, tiền bạc, không khí đạo đức). - Môi trường tự nhiên, xã hội.

TTC nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nhà trường ở các điểm sau:

- Chất lượng quá trình dạy học (nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức kiểm tra đánh giá...)

- Quan hệ thày trò

- Không khí đạo đức nhà trường

Từ đó, việc phát huy TTC của HS đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)