2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10
3.2. Thực trạng nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn Công
Công nghệ 10 ở trường THPT Lê Minh Xuân
Qua khảo sát bằng phiếu khảo sát giáo viên (xem phụ lục 1A) về tình hình giảng dạy môn Công nghệ 10 đang được thực hiện tại trường, người nghiên cứu nhận thấy giáo viên trong trường có 4 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ 10 ( trong đó có 2 giáo viên giảng dạy thường xuyên, 2 giáo viên được phân công giảng dạy vào học kỳ II của năm học). Có 1 giáo viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành SPKTNN, tốt nghiệp năm 2007 có 4 năm giảng dạy chuyên môn, 1 giáo viên tốt nghiệp ngành nữ công gia chánh ĐH SPKT Tp.HCM năm 1992, có 19 năm dạy học và 17 năm giảng dạy môn Công nghệ 10, 2 giáo viên chuyên ngành sinh học được phân công dạy môn Công nghệ 10 trong học kỳ II, tốt nghiệp năm 2010, có 1 năm kinh nghiệm dạy học môn Công nghệ 10 . Như vậy giáo viên được phân công giảng dạy môn Công nghệ có trình độ, kinh nghiệm không đồng đều. Vì vậy mà một số giáo viên dạy học môn Công nghệ 10 một cách miễn cưỡng và không có hứng thú khi giảng dạy. Khi trình độ chuyên môn không phù hợp với bộ môn thì giáo viên tỏ ra lúng túng không biết được sự phù hợp của chương trình môn học đối với HS
cũng như khó xác định được khó khăn khi giảng dạy môn học này. Bên cạnh đó thì cũng có một số giáo viên đã ứng dụng CNTT, sử dụng đồ dùng dạy học để thay đổi PPDH. Mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng đã có sự kết hợp với các PPDH khác, tăng cường thí nghiệm, thực hành, làm việc nhóm, sử dụng các PPDH tích cực. Qua tìm hiểu và thông qua phiếu khảo sát thì việc dạy học môn Công nghệ 10 còn gặp phải những vấn đề sau:
• Khi giảng dạy môn Công nghệ 10 thì PPDH thuyết trình, thông báo tri thức của GV vẫn được sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của HS.
• Trong lúc giảng dạy việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế.
• Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn trong cuộc sống chưa được chú trọng quan tâm đúng mức. Việc giúp HS hình thành khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn chưa thực hiện được.
• Tổ chức dạy học các bài thí nghiệm, thực hành của môn học ít được thực hiện do thiếu trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ.
• Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bước đầu thực hiện ở một số trường
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ học sinh trong trường phổ thông mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Từ đó cho thấy nếu được bồi dưỡng cho GV về việc đổi mới PPDH, cũng như được trang bị về cơ sở, vật chất thiết bị dạy học thì việc đổi mới PPDH sẽ thuận lợi và thành công hơn.