Chậm trễ trong thanh toán tiền hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối sản phẩm than của Công ty Cổ phần Thương mại Anh Linh trên thị trường Phú Thọ (Trang 48)

* Một số đề xuất khác tại công ty

Cùng với phân phối là sản phẩm, giá cả, xúc tiến tạo nên bốn biến số trong Marketing-mix. Việc phối hợp nhịp nhàng, logic giữa cả bốn biến số này sẽ thúc đẩy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp cho quá trình cung cấp sả phẩm của công ty tới ngườ tiêu dùng được nhanh chóng và thuận tiện.

- Sản phẩm

Chính sách sản phẩm luôn là nền tảng của chính sách Marketing hỗn hợp. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động hiệu quả công ty cần đặt yêu cầu về chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Những sản phẩm chưa đạt chất lượng sẽ không được công ty chấp nhận mua, đồng thời công ty luôn chú trọng tới công tác vệ sinh môi trường trong quá trình mua bán và vận chuyển. Để thực hiện tốt mục tiêu này công ty cần quan tâm đến việc

quản lý chất lượng tổng hợp: Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thoả mãn nhất.

- Giá

Bên cạnh sản phẩm là yếu tố giá, đây là yếu tố trực tiếp quyết định việc mua hàng của khách. Trong khi 3 yếu tố còn lại luôn làm tăng chi phí cho doanh nghiệp thì giá là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu để bù đắp những chi phí ngày càng gia tăng đó. Vì vậy, bằng cách định giá cao hay thấp hơn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng hoặc giảm doanh thu khi bán thêm một sản phẩm. Giá luôn là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua của khách hàng bởi vì nó là số tiền mà họ phải bỏ ra để đổi lấy lợi ích của hàng hoá và nó cũng là yếu tố quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời. Như vậy ngoài việc đưa ra những mức giá hợp lý để bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận thì công ty cũng phải cân nhắc mức giá sao cho có thể thâm nhập thị trường, thu hút và giữ khách hàng. Ngoài ra cần kết hợp các “Mục tiêu” Marketing, chi phí sản xuất, thị trường và nhu cầu, mối quan hệ cung cầu, tâm lý khách hàng…Để có chính sách định giá hợp lý.

Để có chính sách giá hợp lý các công ty phân phối sản phẩm than cần liên kết với nhau đưa ra mức giá thống nhất đồng thời bảo vệ và phát triển thị phần của mình trên thị trường.

- Xúc tiến thương mại

Đây là yếu tố mà công ty cần sử dụng nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Do đặc thù sản phẩm nên công ty khá khó khăn trong việc sử dụng các chương trình quảng cáo hay xúc tiến bán. Tuy nhiên công ty hoàn toàn có thể sử dụng một số công cụ như sau:

+ Chào hàng cá nhân: tức là nhân viên công ty sẽ đi đến các đại lý để giới thiệu về sản phẩm của công ty mình, thuyết phục họ mua bằng việc nhấn mạnh vào điểm mạnh của doanh nghiệp: giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hôc trợ…. Biện pháp này có thể áp dụng cả trong chiến lược thâm nhập và xâm nhập thị trường.

+ Marketing trực tiếp: Là phương thức truyền thông trực tiếp mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Bằng các hình thức: thư chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi góp ý…được gửi trực tiếp qua thư tín, mail…Dưới hình thức này thì doanh nghiệp nên sử dụng do các ích lợi sau:

• Doanh nghiệp có thể thiết lập mối quan hệ và giữ khách hàng hiện có. • Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm.

• Sự bùng nổ và phát triển của các phương tiện truyền thông do vậy việc thiết lập dữ. liệu khách hàng ngày càng dễ dàng hơn.

• Giúp tăng cường khả năng cạnh tranh.

Mặt khác do hệ thống kênh phân phối của công ty định hướng phát triển hệ thống kênh phân phối bán lẻ cho nên loại hình Marketing trực tiếp mang lại nhiều lợi ích khả quan.

- Nguồn nhân lực

Con người là lực lượng quan trọng giúp công ty có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Hiện nguồn nhân lực của doanh nghiệp chưa đủ mạnh, những cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế không nhiều. Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay, công ty cần bổ sung nguồn lực có chất lượng cả về trình độ chuyên môn và khả năng bao quát quản lý để phục vụ tốt cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp. Đăc biệt, công ty cần chú trọng tới tăng cường chất lượng của đội ngũ nhân viên kinh doanh vì đây là lực lượng trực tiếp tiếp cận các khu vực thị trường, thuyết phục các trung gian phân phối sản phẩm cho công ty để trực tiếp mang lại doanh thu trong doanh nghiệp.

4.3.3 Một số kiến nghị, đề xuất khác

4.3.3.1 Kiến nghị đối với công ty

- Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh công ty cần hoạch định mục tiêu phát triển kênh phân phối cụ thể và rõ ràng hơn trong thời gian tới phù hợp khả năng và tình hình hiện tại.

- Công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác nghiên cứu thị trường, tuyển thêm nhân viên cho vị trí đó. Ngoài việc tự mình tổ chức nghiên cứu thị trường công ty nên khai thác thêm nguồn thông tin từ bên ngoài, có thể là mua thông tin từ các tổ chức chuyên hoạt động nghiên cứu marketing. Công ty cũng nên khai thác triệt để các nguồn thông tin từ internet, báo, tạp chí và thông tin từ cơ quan nhà nước.

- Để tăng mức độ tiêu thụ và sự biết đến của khách hàng, công ty nên trích lập ngân sách phục vụ cho các chương trình xúc tiến thương mại, ngân sách được trích lập có thể dựa trên tổng doanh thu đạt được của kỳ kinh doanh trước.

- Hiện tại, công ty nên mua thêm phương tiện vận tải hoặc làm hợp đồng thuê phương tiện để nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng.

- Công ty nên thành lập phòng marketing riêng biệt để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại nhanh chóng và đạt hiệu quả.

4.3.3.2 Kiến nghị đối với nhà nước

- Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn nữa để các công ty có thể cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị trường.

- Có chính sách thuế hợp lý để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và cạnh tranh trên thị trường

- Mặc dù nhà nước đã đưa ra Quyết định 89/2008/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025 trong đó quy định rất rõ về yêu cầu trong khai thác và kinh doanh sản phẩm than nhưng trên thực tế việc áp dụng những quy định đó còn cả một quá trình. Không ít những doanh nghiệp vì lợi ích của mình đã trộn lẫn các tạp chất làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy nhà nước cần làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước cũng như tăng cường kiểm tra, xử lý trong hoạt đông khai thác, phân phối than.

- Nhà nước cần có chính sách nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các công ty với nhau, có chính sách hỗ trợ kịp thời về nhân lực, tài chính, khoa học kỹ thuật… để các công ty có thể phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Nhà nước nên có các biện pháp kích đẩy đầu tư và phát triển kinh tế tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được phát triển.

- Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh mặt hàng Than nói riêng để tránh những tình trạng đang diễn ra trên thị trường như buôn bán, vận chuyển than lậu dẫn tới tình trạng bán phá giá thị trường.

4.1. Thành công và hạn chế trong tổ chức và quản lý kênh phân phối...36 4.1.3. Nguyên nhân của các hạn chế...39

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối sản phẩm than của Công ty Cổ phần Thương mại Anh Linh trên thị trường Phú Thọ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w