- Nhu cầu tiêu thụ than của công ty dần tăng qua các năm: năm 2007 sản lượng tiêu thụ vào khoảng 15.897 tấn, năm 2008 tăng lên 18.919.7 tấn, năm 2009 tăng mạnh lên 24.077,8 tấn và năm 2010 đạt 25.338,3 tấn. Ngành than ở nước ta được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, tình trạng lạm phát và khủng hoảng tài chính đang được kiểm soát.
- Trong nền kinh tế nước ta, ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm, cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như: ngành điện, giấy, xi măng…. mỗi một yếu tố của nền kinh tế như lạm phát, tăng trưởng, chiến lược phát triển kinh tế vùng, địa phương… đều có ảnh hưởng nhiều chiều đến ngành than, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các ngành khác vốn là khách hàng tiêu thụ của ngành than.
- Với tiềm năng hạn chế về thuỷ điện và nguồn khí đốt tại Việt Nam, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than sẽ ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn. Ngoài ra, các ngành tiêu thụ than khác như xi măng, giấy, hoá chất… cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này hứa hẹn sức cầu ‘khổng lồ’ về than trong thập kỷ tới. Nhu cầu về than gia tăng cùng với yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt, thể hiện tiềm năng phát triển mạnh của ngành than.
- Giá than tại Trung Quốc đang cao hơn giá than thế giới cùng chủng loại (lúc cao điểm lên tới hơn 46%) là một lý do kích thích nước này nhập khẩu than nhiều hơn trong thời gian tới. Nhu cầu tiêu thụ than trong nước cũng sẽ ở mức cao trong thời gian tới. Trong tương lai, nhu cầu than cho sản xuất điện sẽ tăng lên đáng kể khi các nhà máy trên chuyển sang sử dụng than và các nhà máy lớn khác của EVN được khởi công và đi vào hoạt động như Nghi Sơn 1, Mông Dương 1, Duyên Hải 1 và Vĩnh Tân 2 (với
tổng công suất 3.800 MW). Nhiều mỏ than đã khai thác hết phần than lộ thiên và bắt đầu chuyển sang khai thác hầm lò.