Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 38)

1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP QUỐC TẾ VIỆT

1.2.1.1.Quá trình hình thành

• Vài nét về Khối bán lẻ ( Retail Banking –RB) ngân hàng TMCP Quốc tế VIB.

Xu hướng thị trường đang bùng nổ về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Với mức tăng dân số và mức tăng thu nhập ngày càng cao của người dân, cùng với đó, nhu cầu am hiểu về sản phẩm ngân hàng của khách hàng theo đó cũng tăng lên. Vì vậy các ngân hàng đang tăng cường tiếp cận tới từng nhóm khách hàng

Lợi ích của ngân hàng bán lẻ

 Các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn.  Tiềm năng phát triển tăng lên.

 Có cơ sở khách hàng lớn.  Tạo nguồn ổn định.

Vì những lí do trên, khối Ngân hàng Bán lẻ – ngân hàng TMCP Quốc tế VIB đã được thành lập ngày 16.3.2009 với tổng số lượng nhân sự tính đến tháng 3 năm 2011 là 1710 nhân viên.

Quá trình hình thành và phát triển của phòng QLML

Đối với các ngân hàng, nhất là những đơn vị còn non trẻ, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là điều kiện tiên quyết để tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng rất gay gắt. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, vào tháng 7 năm 1996, Phòng Quản lý mạng lưới (QLML) đã được thành lập với mục tiêu chung nhất là : nghiên cứu phát triển hệ thống mạng lưới các đơn vị kinh doanh của VIB Bank, quản lý hình ảnh không gian bán lẻ trên hệ thống mạng lưới của VIB Bank.

Năm 2009 , Cùng với việc ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA)- ngân hàng hàng đầu của Úc,VIB chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới, tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng . Cơ cấu tổ chức quản lý tại VIB đã có nhiều thay đổi tích cực để phù hợp với yêu cầu phát triển trong và ngoài Ngân hàng. Số lượng nhân viên đã tăng từ 4 nhân viên vào năm 1996 lên hơn 20 nhân viên vào cuối năm 2009. Sự chuyên môn hóa trong quản lý tại phòng QLML cũng dần được nâng cao.

Hiện nay, phòng QLML được tổ chức trực thuộc khối bán lẻ (RB) ngân hàng Quốc tế TMCP VIB, dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Vân Anh - Phó GĐ Khối NH Bán lẻ/ GĐ Quản lý mạng lưới

1.2.1.2.Mô hình tổ chức

Hình 2.1. Mô hình tổ chức quản lý của phòng QLML phân theo bộ phận chức năng

Phòng QLML bao gồm 5 nhóm hoạt động: - Nhóm quản trị dự án. - Nhóm chiến lược. - Nhóm địa điểm. - Nhóm thiết kế. - Nhóm hỗ trợ.

Phòng QLML đã áp dụng mô hình tổ chức theo bộ phận chức năng. Ðây là một mô hình tương đối dễ hiểu và được áp dụng khả phổ biến trong các doanh nghiệp. Ðây là mô hình mà phòng tạo các bộ phận mà trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực chức năng nhất định.

Ví dụ như nhóm thiết kế chuyên môn hóa về thiết kế các layout cho từng chi nhánh, nhóm chiến lược sẽ nghiên cứu dự báo và đưa ra chiến lược cho phòng…. Mô hình này đem lại cho phòng QLML nhiều thuận lợi là : (1) Hiệu quả tác nghiệp cao.(2) Phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề.(3) Đơn giản hóa công việc đào tạo do công việc được chuyên môn hóa.(4) Chú trọng hơn đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp.(5) Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.

Ngoài việc phân chia theo theo bộ phận chức năng, thì trong từng nhóm tùy thuộc vào khối lượng công việc, việc quản lý còn được phân chia theo địa bàn nhằm tăng hiệu quả trong việc quản lý. Cụ thể : đối với nhóm PM (project management) được chia ra làm 3 nhóm là Nhóm phát triển mạng lưới phía Bắc, nhóm phát triển

mạng lưới các tỉnh phía Nam ( ngoài TP. Hồ Chí Minh) và nhóm phát triển mạng lưới tại HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 38)